Trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống là nỗi lo của nhiều ba mẹ đang có con trong những năm tháng đầu đời. Tuy rằng tình trạng vẹo cột sống ở trẻ không gây nguy hiểm nhưng lâu dần sẽ làm cấu cho trúc xương của trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt trong tương lai trẻ sau này.
Nguyên nhân của bệnh vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh
Theo ý kiến từ các chuyên gia, hiện nay chưa có nguyên nhân nào hoàn toàn chính xác về vẹo cột sống ở trẻ. Trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống có thể do bẩm sinh, do di truyền nhưng cũng có thể do các yếu tố tác động bên ngoài.
Hãy cùng tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân gây ra tình trạng này dưới đây:
Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh
Vẹo cột sống bẩm sinh ở trẻ là trẻ từ khi sinh ra đã gặp khiếm khuyết về cột sống. Tuy rằng hiện tượng này thường xảy ra ít nhưng nó vẫn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở trẻ là do các đốt sống chưa hình thành đầy đủ hoặc các đốt sống phân chia chưa hoàn chỉnh sẽ dẫn đến vẹo cột sống.
Trẻ bị vẹo cột sống do yếu tố di truyền
Khi trẻ có ba hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ trẻ sinh ra bị ảnh hưởng lại tình trạng vẹo cột sống từ ba mẹ là rất cao.
Trẻ cong vẹo cột sống do bệnh lý về thần kinh
Một số vấn đề rối loạn hệ thần kinh hay các hội chứng như bại não, bại liệt, yếu cơ,…thường khiến cơ thể của trẻ vận động yếu. Khi tình trạng này kéo dài mà không có sự can thiệp rất có thể cấu trúc xương và cột sống của trẻ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra bệnh vẹo cột sống ở trẻ em.
Trẻ vẹo cột sống do trẻ suy dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không đủ chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng có thể khiến trẻ phát triển chậm so với tuổi, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương khớp và cột sống ở trẻ.
Trẻ vẹo cột sống do tật bàn chân dẹt
Trẻ có tật bàn chân dẹt sẽ khiến cho sự vận động bàn chân của trẻ bị kém. Xương cẳng chân của trẻ không được ổn định dẫn đến tình trạng viêm khớp, thậm chí trẻ có thể bị thoái hóa khớp gối và đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng vẹo cột sống ở trẻ.
Do ba mẹ bế sai tư thế
Cơ thể trẻ sơ sinh vẫn còn rất yếu và hệ thống xương cũng chưa phát triển toàn diện. Vậy nên những tác động nhỏ trong quá trình chăm sóc cũng có thể ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
Nếu ba mẹ bế trẻ sai tư thế, không giữ mông, lưng và đầu của bé ổn định thì cột sống của trẻ sẽ bị cong vẹo.
Dấu hiệu nhận biết vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh
Thông thường vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh không làm cho trẻ cảm thấy đau đớn hay bộc lộ gì quá nhiều trong thời gian đầu. Để có thể phát hiện ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống ba mẹ cần theo dõi kỹ lưng của trẻ hoặc có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Hai vai của trẻ nghiêng và không đều nhau, một bên vai cao một bên vai thấp
- Xương sườn của trẻ bị nổi rõ ở một bên
- Thắt lưng trẻ không có sự đồng đều
- Các gai đốt sống của trẻ không được thẳng hàng
- Một bên hông của trẻ bị cao hơn so với bên còn lại
- Tổng thể ngoại hình trẻ bị nghiêng sang một bên
- Trẻ có bất thường trong chiều cao
- Xương bả vai trẻ bị nhô ra
Tuy nhiên, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh có thể được cải thiện nếu ba mẹ có sự can thiệp kịp thời. Vì vậy nếu trẻ có một trong những dấu hiệu trên, ba mẹ không nên tự ý can thiệp hay chữa mẹo tại nhà mà hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế để xác định nguyên nhân và có giải pháp chữa trị phù hợp với trẻ.
Biến chứng trẻ sơ sinh gặp khi bị vẹo cột sống
Vẹo cột sống ở trẻ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ sau này. Ba mẹ cần quan sát trẻ kỹ càng và đưa trẻ đi khám kịp thời tránh trường hợp để trẻ gặp phải những biến chứng sau:
- Tổn thương phổi và tim: Trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến khung xương sườn của trẻ. Khung xương sườn có thể bị biến dạng, đè lên phổi và tim gây ra tổn thương. Vì thế trẻ rất dễ gặp tình trạng bị suy tim, suy hô hấp khi bị vẹo cột sống.
- Tổn thương tâm lý: Bệnh vẹo cột sống ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến khung xương và dáng người của trẻ sau này. Sự khiếm khuyết về cơ thể sẽ khiến trẻ tự ti và mặc cảm với mọi người xung quanh.
- Dễ đau lưng, viêm khớp khi lớn: Những trẻ bị cong vẹo cột sống sau khi trưởng thành có rất nhiều khả năng bị đau lưng và viêm khớp. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh
Để có thể xây dựng một lộ trình trị liệu phù hợp, các bác sĩ sẽ cần xác định nguyên nhân vẹo cột sống ở trẻ. Trẻ sẽ được chẩn đoán nguyên nhân bằng cách thông qua khám lâm sàng, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT),…
Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán và mức độ mà trẻ đang gặp phải các bác sĩ sẽ có những phác đồ trị liệu phù hợp. Cùng tham khảo một số phương pháp trị gù vẹo cột sống ở trẻ em phổ biến hiện nay dưới đây.
Phương pháp chỉnh hình
Trẻ bị vẹo cột sống ở mức độ nhẹ và vừa thường được các bác sĩ sử dụng phương pháp này. Trẻ sẽ phải áp dụng chỉnh hình đôi – nẹp với tần suất vài tiếng một ngày cho đến khi trẻ đủ 18 tuổi. Phương pháp này sẽ hạn chế sự vận động của trẻ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng sẽ giúp trẻ khắc phục tình trạng vẹo cột sống.
Hiện nay chỉnh hình đôi – nẹp gồm 2 dạng là Milwaukee và sử dụng khung cố định cột sống, thắt lưng. Song song với việc áp dụng phương pháp, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn trẻ tư thế sinh hoạt và các bài tập hỗ trợ tại nhà.
Phương pháp vật lý trị liệu
Bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống được coi là phương pháp rất an toàn cho trẻ. Với phương pháp này, bé sẽ được can thiệp bằng những bài tập được thiết kế riêng biệt phù hợp với tình trạng bệnh bé gặp phải. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ các thiết bị hiện đại sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh hơn mà không đau đớn hay gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Để trẻ có thể đạt được sự cải thiện một cách tốt nhất, ba mẹ nên tham khảo đưa trẻ đến trung tâm vật lý trị liệu cho trẻ em để tìm ra những phương pháp can thiệp phù hợp với trẻ.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là một trong những phương pháp can thiệp vẹo cột sống ở trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ trong những trường hợp trẻ bị vẹo cột sống nghiêm trọng mới cần đến sự chỉ định phẫu thuật từ bác sĩ để hồi phục các tổn thương cột sống.
Vì trẻ vẫn còn rất nhỏ nên những tiềm ẩn về rủi ro trong phẫu thuật vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra, phẫu thuật cũng tốn rất nhiều chi phí vậy nên ba mẹ cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn phương pháp này cho con.
Ngoài những phương pháp trên ba mẹ có thể tham khảo song song một số bài tập luyện hồi phục chức năng, vật lý trị liệu tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên vì trẻ vẫn còn nhỏ rất dễ bị tổn thương và những bài tập đòi hỏi có sự chuyên môn cao nên ba mẹ cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi tập luyện cho trẻ.
Tùy vào từng mức độ và nguyên nhân trẻ gặp phải mà kết quả hồi phục sẽ là khác nhau. Vì thế ba mẹ không nên quá sốt ruột, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình trị liệu của con.
Vẹo cột sống ở trẻ có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của con. Tuy nhiên, nếu được can thiệp trị liệu thì trẻ vẫn hồi phục như bình thường. Hy vọng với thông tin được chia sẻ ở bài viết, ba mẹ đã phần nào hiểu rõ hơn về vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh. Và nếu còn thắc mắc, ba mẹ hãy bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhé.