Vàng da sơ sinh là mối lo ngại với nhiều bậc phụ huynh. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh ngay từ những ngày đầu vừa trào đời của trẻ. Tuy tỉ lệ để lại các di chứng nặng nề không cao nhưng cũng không thể chủ quan.
Bệnh vàng da là gì?
Bệnh vàng da là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và ít gặp hơn ở độ tuổi trưởng thành. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra hiện tượng vàng da bằng mắt thường; nếu quan sát ở nơi có đủ ánh sáng. Hiện tượng vàng da xuất hiện khi hồng cầu bị vỡ, các chức năng chuyển hóa Bilirubin trong gan chưa được hoàn thiện.
Vàng da sơ sinh được phân làm 2 loại là: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Với những trường hợp vàng da sinh lý, bố mẹ không cần lo lắng vì chúng sẽ tự biến mất nhanh chóng. Còn lại với vàng da bệnh lý, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể để lại các biến chứng rất nghiêm trọng.
Bệnh vàng da có 2 giai đoạn rõ rệt:
- Ở mức độ nhẹ: Da bé chỉ hơi vàng ở vùng mặt và thân mình. Lúc này bé vẫn bú tốt và chưa có nhiều dấu hiệu khác.
- Ở mức độ nặng: Da sẽ có màu vàng sậm và xuất hiện cả ở chân, tay. Trẻ bắt đầu bỏ bú; với các bé sinh non sẽ có thể bị nhiễm trùng; còn các bé sinh ngạt sẽ dễ bị vàng da nặng.
Mức độ nguy hiểm của bệnh vàng da
Nếu không được phát hiện sớm để điều trị thì căn bệnh này sẽ biến chứng; gây nhiễm độc thần kinh và gây tổn thương não vĩnh viễn. Tuy tỉ lệ không cao nhưng nếu bị mắc phải hội chứng kernicterus có thể khiến bé bị điếc, chậm phát triển hoặc bại liệt.
Ngoài ra, bệnh vàng da cũng có thể dẫn đến biến chứng vàng da nhân não ở trẻ. Nó có thể để lại nhiều di chứng khiến trẻ chậm phát triển, bại não là trường hợp di chứng nặng thường gặp, tệ hơn là có thể dẫn tới tử vong.
Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo,tất cả trẻ sơ sinh đều phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da thường xuyên. Thông thường, các bé sẽ được bác sĩ theo dõi trước khi xuất viện từ 8 – 12 tiếng; và được bố mẹ theo dõi vài ngày sau khi ra viện.
Cách phân biệt vàng sinh lý và vàng da bệnh lý
Để nhận biết bệnh vàng da ở trẻ nhỏ, bạn nên quan sát ở nơi có ánh sáng mặt trời. Vào khoảng 2 tuần đầu sau sinh, bố mẹ nên quan sát màu da của bé vào mỗi sáng để sớm phát hiện mức độ vàng da.
Một số trường hợp các bé có da màu đỏ hồng hoặc đen, bố mẹ dùng dầu ngón tay cái ấn nhẹ lên da trẻ; giữ trong vài giây rồi buông ra. Nếu bé mắc bệnh thì vùng da chịu tác động sẽ có màu vàng rõ rệt.
Để tránh những nhận định sai lầm về tình trạng sức khỏe của trẻ; bố mẹ cần nắm được rõ những dấu hiệu sau đây để nhận biết được sớm nhất.
Biểu hiện của vàng da sinh lý
Như thường lệ, vàng da sinh lý sẽ xuất hiện ngay sau 24 giờ tuổi. Với các bé đủ tháng,vàng da sinh lý sẽ chỉ kéo dài trong 1 tuần và có nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg%; còn với trẻ non tháng sẽ kéo dài khoảng 2 tuần và có nồng độ Bilirubin/máu không quá 14mg%.
Một số vùng da như: vùng mặt, cổ, ngực và bụng phía trên rốn sẽ có màu vàng nhẹ. Kèm theo đó là các triệu chứng như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,… Tốc độ tăng Bilirubin/máu sẽ không vượt quá 5mg% trong vòng 24 giờ.
Thông thường, nước tiểu của trẻ sơ sinh sẽ không có màu. Nhưng trong trường hợp vàng da sinh lý, nước tiểu của trẻ sơ sinh sẽ có màu tối hoặc màu vàng; và phân nhạt màu.
Biểu hiện của vàng da bệnh lý
Cũng giống như vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý cũng xuất hiện chỉ sau 24 giờ sinh. Các bé vẫn có các triệu chứng bất thường như: lừ đừ, bỏ bú, co giật,…
Tuy nhiên, vàng da bệnh lý sẽ có màu vàng đậm và kéo dài lâu hơn nhiều. Đối với trẻ sinh đủ tháng sẽ không thể tự khỏi sau 1 tuần; và với trẻ sinh thiếu tháng, vàng da bệnh lý sẽ kéo dài hơn 2 tuần.
Nguyên nhân gây ra vàng da sơ sinh
Nguyên nhân chính gây bệnh vàng da là do sự dư thừa sắc tố Bilirubin. Nếu dư lượng càng cao thì các tròng trắng và các vùng da sẽ càng bị xỉn vàng.
Bilirubin – sắc tố da màu cam trong quá trình hồng cầu mới vào thay thế hồng cầu cũ thông thường trong cơ thể. Trong quá trình hồng cầu cũ tạo ra hồng cầu mới sẽ tạo bilirubin trong máu và các tế bào cũ. Chúng sẽ đi qua gan rồi đào thải qua mật. Nếu gan và mật không kịp xử lý những tế bào cũ này, chúng sẽ gây ra tình trạng ứ đọng và xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt.
Mắc bệnh vàng da do bú mẹ cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. Trong những tuần đầu tiên sau sinh, các bé vẫn đâng thích nghi với quá trình bú. Trẻ sơ sinh có thể thiếu năng lượng và nước nếu có xu hướng bú sữa mẹ một cách thất thường.
Một số trường hợp do mẹ không thể cung cấp đủ sữa cho nhu cầu của bé; cũng khiến vàng da sơ sinh khởi phát sớm.
Hoặc nếu sữa mẹ có chứa một số chất gây khó khăn trong việc chuyển hóa bilirubin và loại nó ra khỏi máu; đồng thời tái hấp thụ bởi ruột, dẫn đến nồng độ cao trong máu.
Một số nguyên nhân khác của bệnh vàng da sơ sinh như:
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé ( ABO, Rh )
- Bệnh lý tan máu do thiếu G6PD, hồng cầu hình liềm và nhiễm trùng
- Nhiễm virus bào thai
- Mắc các bệnh gan – mật bẩm sinh như: teo đường mật; giãn đường mật,…
Cách chăm sóc cho trẻ mắc bệnh vàng da
- Giúp bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua dòng sữa mẹ.
- Giữ ấm cho bé hàng ngày và vệ sinh các vùng rốn và thân thể
- Tắm nắng sớm đúng cách, đủ giờ cho bé cũng có thể làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và tránh các diễn biến xấu. Bạn nên cho bé tắm nắng vào các buổi sáng sớm hoặc xế chiều.
Những điều cần lưu ý với bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- Những trường hợp vàng da cho con bú và vàng da sữa mẹ; các chuyên gia y tế khuyên rằng, mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú. Nhưng hãy cố gắng đảm bảo rằng, các con được bú đủ theo nhu cầu và bú đúng giờ, đúng tư thế.
- Bố mẹ cần kiểm tra dấu hiệu vàng da của bé mỗi ngày. Nếu có những dấu hiệu không rõ ràng, hãy áp dụng cách ấn nhẹ vào các vùng ngực bằng ngón tay và quan sát ở những nơi có ánh sáng mặt trời.
- Nếu nhận thấy tình trạng vàng da của bé càng lúc càng rõ rệt và lan rộng; mẹ cần cho con đến các cơ sở uy tín để được khám chữa kịp thời.
- Với các bé được chỉ định theo dõi tại nhà, mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng và nước uống cần thiết mỗi ngày. Trẻ bú thường sẽ cần từ 8 – 12 cữ mỗi ngày; còn các trẻ bú bình thì cần đảm bảo từ 6 – 10 cữ mỗi ngày.
- Không phơi nắng muộn nếu bé có những dấu hiệu của bệnh vàng da. Việc phơi nắng ở thời điểm không phù hợp sẽ có thể khiến da của trẻ bị cháy nắng, mất nước và làm tăng thân nhiệt.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng vàng da sơ sinh. Để đảm bảo chính xác về tình trạng của bé bố mẹ nên cho con khám sàng lọc với trẻ sinh non. Không nên chủ quan và để tình trạng bất thường kéo dài.