Chỉ với biểu hiện trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện sẽ không thể khẳng định được trẻ có bị mắc tự kỷ hay không. Chuyên gia nhận định, nếu bé không giao tiếp bằng mắt và đi kèm với một số biểu hiện khác như không giao tiếp qua lời nói, trẻ không muốn tiếp xúc với người lạ, hay cáu giận vô cớ, chậm vận động, chỉ thích chơi một mình… thì rất có thể bé đã bị tự kỷ!
Trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện có phải là biểu hiện của tự kỷ?
Chỉ thông qua biểu hiện trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện sẽ không thể khẳng định được trẻ có bị tự kỷ hay không. Dấu hiệu này chỉ là một trong những triệu chứng thường gặp của trẻ tự kỷ và không phải lúc nào trẻ không giao tiếp thông qua ánh mắt cũng là do trẻ bị tự kỷ.
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện không nhìn vào mắt, không giao tiếp bằng mắt đi kèm với một số dấu hiệu khác như:
- Không thích giao tiếp với người khác.
- Gọi trẻ không phản ứng.
- Tránh né, không muốn tiếp xúc với người lạ.
- Trẻ vẫy tay liên tục hay thường xuyên xoay người theo vòng.
- Bé hay tức giận vô cớ, biểu đạt cảm xúc thái quá.
- Trẻ vận động chậm chạp, lười vận động, trẻ chậm biết đi.
- Bé thích chơi một mình, chỉ thích nghịch một vài đồ vật quen thuộc…
Nếu để ý thấy bé có những biểu hiện trên đây thì rất có thể trẻ đã bị tự kỷ. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều biểu hiện khác nhau của trẻ, sức khỏe, thể trạng, mốc phát triển để chẩn đoán và đưa ra kết luận cuối cùng xem trẻ có bị tự kỷ hay không.
Vậy nên, ngoài việc để ý đến ánh mắt của trẻ khi giao tiếp, nói chuyện, cha mẹ cần để ý đến cả những hoạt động thường ngày khác của con trong sinh hoạt, theo dõi các mốc phát triển của bé để kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường của tự kỷ.
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng ánh mắt nên thường thấy bé không nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện. Cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó khăn khi cố gắng để bé nhìn thẳng vào mắt mình. Chuyên gia giải thích rằng do trẻ tự kỷ thường dễ bị phân tán sự chú ý bởi môi trường nên khó để tập trung chú ý vào người nói chuyện xung quanh.
Giao tiếp bằng ánh mắt được nhận định là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ, phát triển ngay trong giai đoạn đầu đời trước khi trẻ học cách nói. Thời điểm trẻ bắt đầu học nói chuyện chính là thời điểm mà trẻ nhìn vào mắt người chăm sóc, chú ý đến các hành động của người lớn.
Đa phần ngay từ khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh đều sẽ có kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt, tuy không nhiều nhưng khi nói chuyện trực diện với bé hoặc gây sự chú ý bằng âm thanh thì trẻ sẽ nhìn theo. Nếu việc giao tiếp bằng ánh mắt không xảy ra trước khi trẻ biết nói thì rất có thể bé đã bị tự kỷ.
Việc thiếu giao tiếp bằng ánh mắt được nhận định là một trong các biểu hiện tự kỷ ở trẻ sơ sinh, được đánh giá là một phần trong các công cụ chẩn đoán cũng như sàng lọc tự kỷ. Người tự kỷ thường cho rằng việc giao tiếp bằng ánh mắt đem tới sự khó chịu cho họ.
Cần làm gì khi thấy trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện?
Để chắc chắn tình trạng trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện có phải là do bị tự kỷ hay không, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được nhà chuyên môn kiểm tra và đánh giá chính xác. Thông qua những đánh giá về tinh thần và vận động sẽ có kết luận chuẩn về tình trạng của trẻ, từ đó sẽ có hướng can thiệp phù hợp.
Trong giai đoạn đầu đời, khả năng tập trung của trẻ thường chưa ổn định, vì vậy mắt bé thường không nhìn lâu về một vị trí nhất định nên dễ thấy tình trạng trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện. Cha mẹ lúc này nên chú ý tới sự phát triển của bé, các biểu hiện, vận động hàng ngày của trẻ, quan tâm con nhiều hơn, tương tác hai chiều, tích cực nói chuyện với trẻ nhiều hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển tinh thần và vận động của trẻ.
Bạn có thể tham khảo thêm một số cách dưới đây để giúp trẻ giao tiếp bằng ánh mắt:
- Hướng dẫn bé nhìn vào mắt mình bằng cách dùng một số lời nói như:”Bố mẹ muốn nhìn thấy đôi mắt của con, bố mẹ ở đây…”
- Thu hút sự quan tâm của bé bằng lời nói trực tiếp: Có thể sử dụng một số câu hỏi trực tiếp giúp thu hút sự quan tâm, ánh nhìn của trẻ như: “Con hãy nhìn vào mắt bố/mẹ này.”
- Dùng hành động để thu hút trẻ: Lấy những món đồ chơi mà trẻ thích nhất và đặt chúng phía trước giúp thu hút ánh nhìn của bé. Khi bé thích món đồ chơi nào có thể di chuyển qua lại bên trong tầm mắt trẻ.
Nếu trên 6 tháng trẻ vẫn còn tình trạng không giao tiếp bằng mắt và đi kèm với nhiều biểu hiện khác nghi ngờ bị tự kỷ thì nên cho trẻ đi khám. Cha mẹ cần đưa con đi khám. Việc phát hiện và can thiệp sớm chứng tự kỷ có thể giúp trẻ cải thiện tốt cũng như hòa nhập tốt hơn với xã hội.
>>>>Xem thêm: 7 dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng rõ rệt nhất mẹ nên đặc biệt lưu ý
Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về thắc mắc trẻ không nhìn vào mắt có phải là biểu hiện của tự kỷ? Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn nhé!