Trẻ chậm đi là tình trạng đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Thậm chí nhiều ba mẹ còn lo sợ con mình đang mắc phải bệnh lý nào đó. Vậy những dấu hiệu và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi? Hãy cùng đi tìm câu trả lời dưới bài viết này nhé.
Tìm hiểu về chứng chậm đi ở trẻ nhỏ
Trẻ chậm đi là tình trạng xảy ra khi trẻ đã được 18 tháng tuổi nhưng chưa biết đi. Thông thường, tùy vào điều kiện phát triển mà trong khoảng từ 9-18 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên, thường sẽ từ 12-15 tháng tuổi
Theo các nhà chuyên gia đánh giá, Không chỉ các cơ chân của em bé cần tăng sức mạnh để mang trọng lượng cơ thể của em ấy, việc đi đứng cũng đòi hỏi mắt cá chân mạnh, hông và lõi, và cảm giác cân bằng ngày càng trưởng thành hơn. Một số em bé sẽ đạt được sự kết hợp các kỹ năng đó nhanh hơn những người khác, hầu hết trẻ sơ sinh thường đánh dấu cột mốc biết đi từ 9 đến 18 tháng. Nhưng nếu trẻ đã qua 18 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi thì ba mẹ cần chú ý vì có thể đây là dấu hiệu trẻ chậm biết đi và trẻ đang mắc những bệnh lý cơ bản.
Vì sao trẻ chậm đi?
Thông thường, các em bé có thể chập chững đi khi gần tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, đối với bé chậm đi chắc hẳn ba mẹ sẽ có chút lo lắng về sự phát triển của con mình. Nhiều ba mẹ lo rằng con mình bị thiếu canxi, nhưng trên thực tế nguyên nhân trẻ chậm đi là do các yếu tố sau:
- Trẻ chậm biết đi do bẩm sinh
- Trẻ chưa đủ dũng cảm để tự bước đi
- Trẻ sinh non chậm biết đi
- Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân
- Trẻ mắc bệnh bại não, các hội chứng liên quan đến não bộ
- Các rối loạn nhiễm sắc thể như Down
- Trẻ mắc các vấn đề về xương khớp, cơ bắp, yếu cơ, teo cơ…
Trẻ chậm đi có đáng lo không?
Trẻ chậm đi đứng nếu không phải do mắc bệnh lý thì đây cũng không phải vấn đề ba mẹ mà quá đáng lo ngại tuy nhiên vẫn cần được hỗ trợ kịp thời để tốt cho sự phát triển vận động của trẻ, không nên chủ quan.
Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau nên có trẻ cùng tuổi nhưng lại biết đi sớm hoặc biết đi muộn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên việc trẻ phát triển đúng mốc tuổi rất quan trọng trong quá trình phát triển của con
Nếu như con chậm đi nhưng vẫn chập chững vịn vào đồ đạc để đứng lên, biết kéo bàn ghế, không phát triển chậm về mặt ngôn ngữ, nhận thức,…thì ba mẹ không cần quá lo lắng vì con vẫn đang phát triển bình thường.
Thay vào đó ba mẹ hãy dành nhiều thời gian nâng đỡ và chơi cùng bé để giúp bé tăng khả năng vận động nhiều hơn nhé.
Dấu hiệu chậm đi ở trẻ. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Ba mẹ cần phải quan sát kỹ lưỡng và nắm rõ được các mốc phát triển của bé để kịp thời phát hiện xem em bé chậm biết đi hay không. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dựa vào một trong những dấu hiệu trẻ chậm biết đi sau:
- Khi trẻ biết lẫy, ngồi, bò…chậm hơn so với tốc độ phát triển bình thường.
- Trẻ hơn 4 tháng tuổi nhưng vẫn chưa thể ngẩng đầu.
- Hết 6 tháng tuổi mà bé vẫn chưa thể duỗi tay ra lấy đồ vật
- Khi bé đã hơn 12 tháng tuổi nhưng không thể tự ngồi và đứng lên mà vẫn cần sự trợ giúp từ ba mẹ
Nếu bé có các dấu hiệu trên hoặc trong trường hợp bé 18 tháng tuổi nhưng chưa thể bước đi thì ba mẹ nên đưa em bé đi khám sớm để kịp thời can thiệp, giúp quá trình tập đi của trẻ trở lại bình thường.
Ba mẹ nên tìm hiểu kỹ càng những cơ sở y tế uy tín để trẻ được tư vấn và thăm khám hiệu quả nhất. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn bổ sung chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ trẻ phát triển tốt hơn.
Các phương pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm biết đi
Trẻ biết đi sớm hay muộn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển vận động và nuôi dạy của ba mẹ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thể tự biết đi một cách vững vàng. Vậy nên nếu trẻ chậm đi đứng ba mẹ nên có những phương pháp can thiệp cho trẻ.
Tùy vào từng nguyên nhân mà mỗi trẻ có phương pháp can thiệp khác nhau. Nếu trẻ chậm đi là do mắc các bệnh lý, ba mẹ nên tham khảo vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo một số bài tập luyện phục hồi chức năng cho trẻ chậm đi ở dưới đây:
Tạo thuận đứng trong bàn đứng
Đặt trẻ nằm sấp trên bàn đứng với hai chân để rộng hơn vai, dùng đai cố định ở gối, hông và ngực trẻ. Sau đó nghiêng bàn đứng bên cạnh bàn. Đặt vài đồ chơi trẻ thích lên bàn. Từ từ khuyến khích trẻ với tay ra phía trước hoặc sang hai bên để lấy đồ chơi.
Kết quả: Kỹ thuật này sẽ giúp trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong bàn đứng.
Tạo thuận đứng giữa hai cột có đai cố định
Đặt trẻ đứng giữa hai cột, hai chân để rộng hơn vai, sau đó dùng đai để cố định vùng gối, hông và ngực của trẻ. Đặt vài đồ chơi trẻ thích lên bàn và khuyên bảo trẻ lấy đồ chơi
Kết quả: Kỹ thuật này sẽ giúp trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong lúc chơi
Tạo thuận dồn trọng lượng lên từng chân
Đặt trẻ đứng bám vào tường với hai chân đế rộng hơn vai. Trợ giúp trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia. Lặp lại với chân kia bằng cách đổi bên đứng bám.
Kết quả: Với kỹ thuật này trẻ sẽ có khả năng dồn trọng lượng lên chân sát tường.
Tập đi trong thanh song song
Đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song với hai chân đế rộng hơn vai. Đứng phía sau và trợ giúp trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi.
Kết quả: Kỹ thuật này sẽ giúp trẻ có khả năng dồn trọng lượng lên từng chân khi bước đi.
Tập đi với khung tập đi
Đặt trẻ đứng bám vào hai tay cầm của khung với hai chân đế rộng hơn vai. Ta đứng phía sau và giúp trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi trẻ bước đi.
Kết quả: Kỹ thuật sẽ giúp trẻ có thể dồn trọng lượng lên từng chân khi bước đi. Từ đó có thể đi vững và thăng bằng hơn.
Ngoài những phương pháp phục hồi chức năng, ba mẹ cũng nên áp dụng song song chế độ dinh dưỡng để quá trình phát triển của bé được tốt hơn. Ba mẹ có thể bổ sung cho bé các vi khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,….
Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cho bé. Điều này tạo điều kiện để hệ vận động của trẻ được phát triển linh hoạt và tốt nhất.
Nhiều phụ huynh vẫn bị lầm tưởng trẻ chậm đi là do thiếu canxi nhưng không phải vậy. Trẻ thiếu canxi có thể gây ra một số bệnh liên quan đến còi xương hay suy dinh dưỡng chứ không phải là nguyên nhân khiến cho bé chậm đi.
>>> Tìm hiểu thêm: Trẻ Chậm Đi Có Phải Do Thiếu Canxi Không? Chuyên gia nói gì
Ba mẹ hãy kiên nhẫn khi dạy trẻ tập đi
Ba mẹ sẽ luôn là người bạn đồng hành cùng trẻ và hãy kiên nhẫn trong quá trình áp dụng các bài tập hay vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi. Bắt đầu với việc không mang giày cho bé để bé được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn một chút, mẹ mới nên đi giày cho bé.
Giai đoạn dưới 3 tuổi, bàn chân của bé vẫn đang phát triển về xương. Nên nếu dạy bé tập đi không đúng cách, hay mang phải những đôi giày không thoải mái sẽ dẫn tới các hội chứng như bàn chân bẹt, chân vòng kiềng. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần 1 số lưu ý sau khi dạy trẻ tập đi:
- Nhẹ nhàng nâng đỡ bé đi từng bước một.
- Nên lót sàn nhà bằng những miếng xốp, đệm để tránh bị trơn trượt khi bé bước đi, đồng thời bảo vệ bé khi ngã.
- Khi bé đã biết đứng vịn tay vào đồ vật, ba mẹ có thể dạy bé vịn tay vào ghế và bước từng bước di chuyển dần dần từ ghế này sang ghế khác để bé vững chân hơn.
- Hạn chế bế bồng bé, chỉ nên bế lúc cần thiết. Bởi khi bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đi nữa.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ, quý phụ huynh đã có câu trả lời trẻ chậm nhất mấy tháng biết đi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng trẻ chậm đi, ba mẹ hãy bình luận phía dưới để được tư vấn.