Trẻ chậm đi nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết như canxi, protein, omega-3, sắt,….Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng chỉ mang tính bổ trợ cho trẻ. Nếu trẻ chậm đi ba mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi trị liệu càng sớm càng tốt.
6 loại thực phẩm bổ sung cho trẻ chậm đi
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển vận động của trẻ, đặc biệt là trẻ chậm đi chậm nói. Dưới đây là 6 loại thực phẩm mà mẹ có tham khảo để bổ sung cho trẻ chậm đi.
-
Thực phẩm giàu Omega-3
Đây là nhóm thực phẩm mà ba mẹ có thể bổ sung cho trẻ đầu tiên. Bởi Omega-3 là thành phần quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Việc thiếu Omega-3 có thể đẫn đến nguyên nhân trẻ chậm đi. Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 ba mẹ có thể tham khảo như: hạt óc chó, cá hồi, cá thu, ngũ cốc, trứng,….
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho trẻ bằng dầu cá, nhưng các kim loại nặng trong dầu cá có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vì thế mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung cho trẻ nhé.
-
Thực phẩm có nhiều canxi, sắt, kẽm
Canxi, sắt và kẽm cũng là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể của trẻ cứng cáp hơn .Trẻ có thể bị còi xương, phát triển chậm hay chậm đi nếu thiếu những chất này. Ba mẹ có thể bổ sung cho bé qua các thực phẩm như: cá, thịt, tôm, cua, gà, gan heo, hàu,…..
-
Bổ sung sữa cho bé mỗi ngày
Sữa luôn được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ. Bổ sung sữa hàng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện lượng canxi trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương. Nhờ đó mà xương khớp của trẻ sẽ trở nên chắc khỏe hơn, trẻ đi vững vàng hơn.
>>>Tham khảo thêm: Trẻ Chậm Đi Có Phải Do Thiếu Canxi Không? Chuyên gia nói gì
Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống quá nhiều sữa trong một ngày chỉ bổ sung một ít. Trung bình mẹ chỉ nên cho bé uống từ 150-300ml sữa mỗi ngày để trẻ không bị thừa chất. Mẹ có thể xen kẽ giữa sữa bột và sữa tươi tiệt trùng để bé có thể hấp thụ được thêm các chất khác.
-
Các loại rau xanh và trái cây
Tăng cường các loại rau xanh và trái cây cũng là cách giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm đi. Rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Hơn nữa còn phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa giúp trẻ hấp thụ tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
Mẹ có thể bổ sung cho trẻ chậm đi các loại quả nhiều màu sắc như cà rốt, cà chua, bí đỏ, chuối và các loại rau để trẻ hứng thú hơn trong việc ăn uống. Đồng thời bổ sung đa dạng các loại rau quả sẽ giúp trẻ hấp thụ được nhiều dưỡng chất khác nhau.
-
Protein
Protein là một trong những dưỡng chất thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé. Protein đóng vai trò chính trong việc sản sinh và tái tạo các tế bào, giúp trẻ phát triển về cơ bắp, tăng cường trao đổi chất và cung cấp calo hàng ngày cho bé. Chính vì vậy nó cũng đóng góp một phần trong sự phát triển vận động của trẻ
Nhưng tuy nhiên, ba mẹ không nên cung cấp quá nhiều protein cho bé để tránh trường hợp bé bị đau khớp, mắc các bệnh gout và các bệnh về viêm nhiễm. Trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi chỉ nên bổ sung 9,1g protein và trẻ từ 1 đến 3 tuổi bổ sung 13g protein mỗi ngày.
Một số thực phẩm giàu protein ba mẹ có thể bổ sung cho bé như: trứng, hạnh nhân, yến mạch, thịt bò, cá ngừ, phô mai, bông cải xanh,….
-
Tinh Bột
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tinh bột là dưỡng chất không thể thiếu trong bữa ăn của bé. Tinh bột cung cấp năng lượng cho trẻ phát triển, trẻ có thể khỏe mạnh và vui chơi cả ngày. Nhóm thực phẩm sẽ thúc đẩy khả năng chập chững biết giữ thăng bằng của bé, từ đó giúp trẻ biết đi vững vàng hơn.
Trẻ cần ăn bao nhiêu tinh bột còn phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Nhưng ba mẹ cân nhắc chỉ nên cho trẻ ăn theo lượng vừa đủ và bổ sung thêm các chất khác để trẻ hấp thụ được toàn diện nhất.
Thực phẩm giàu tinh bột phổ biến như: bánh mì, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, cơm, bún, ngô,…
Ba mẹ cần lưu ý gì khi bổ sung dưỡng chất cho trẻ chậm đi?
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Nhưng để trẻ hấp thụ các dưỡng chất đấy một cách tốt nhất thì ba mẹ cần có những lưu ý sau:
- Các bác sĩ khuyến cáo trẻ không nên ăn quá nhiều gia vị, vì thế ba mẹ hạn chế nêm muối vào thức ăn của trẻ. Nhiều thực phẩm cũng đã có sẵn khối lượng muối, nên trước khi nấu ba mẹ có thể kiểm tra lượng muối trong thực phẩm bữa ăn của bé để cân đối cho phù hợp.
- Ba mẹ nên tránh dùng những thực phẩm có chất phụ gia cho bé như bánh, kẹo, các loại thực phẩm đóng gói ăn liền,…
- Trứng và hải sản nếu không nấu chín kỹ sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bé và có thể dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách. Ba mẹ nên cẩn thận khi chế biến nhóm thực phẩm này cho bé.
- Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó, vậy nên khi bổ sung trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ ba mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng. Nếu con có những hiện tượng như ngứa ngáy, nổi mẩn, khó thở thì nên đưa con tới các cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời.
Qua bài viết chúng tôi đã chia sẻ, chắc hẳn ba mẹ đã có câu trả lời trẻ chậm đi nên bổ sung gì. Nếu ba mẹ thấy những thông tin trên hữu ích, hãy chia sẻ rộng rãi vì một tương lai trẻ phát triển toàn diện nhé.