Thiếu canxi không phải là nguyên nhân khiến trẻ chậm đi. Mặc dù trẻ thiếu canxi có thể mắc các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển. Nhưng tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính thay vào đó trẻ chậm đi có thể là do bẩm sinh, sinh non hay các yếu tố đặc biệt khác.
Trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi?
Theo các chuyên gia nhận định, trẻ chậm đi do thiếu canxi là điều hoàn toàn không chính xác. Nguyên nhân trẻ chậm biết đi có thể là do yếu tố bẩm sinh, trẻ sinh non chậm biết đi, yếu tố đặc biệt khác,…và trẻ thiếu canxi sẽ chỉ mắc các bệnh liên quan đến còi xương, suy dinh dưỡng mà thôi.
Để xác định chính xác nguyên nhân trẻ chậm đi do những yếu tố nào, ba mẹ nên đưa bé tới các trung tâm y tế thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Mặc dù canxi không phải là yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ chậm đi nhưng lại góp phần quan trọng liên quan đến sự phát triển hệ vận động ở trẻ. Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương ở trẻ mà còn duy trì hoạt động cơ bắp, giúp cho các cơ xương của trẻ được cứng cáp hơn.
Khi bị thiếu canxi, trẻ có thể gặp phải những hậu quả về sức khỏe chẳng hạn như: trẻ suy dinh dưỡng chậm biết đi, trẻ còi xương, suy yếu hệ miễn dịch… khiến cho trẻ chậm phát triển. Vì thế, trẻ chậm đi ba mẹ cũng nên lưu ý đến vấn đề canxi ở trẻ.
Trẻ chậm đi nên bổ sung canxi như thế nào?
Trẻ chậm đi ba mẹ vẫn nên lưu ý đến vấn đề canxi ở trẻ vì canxi chính là yếu tố gây ra tình trạng như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ còi xương và từ đó ảnh hưởng đến hệ vận động của trẻ.
Việc bổ sung canxi cho trẻ chậm đi là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên ba mẹ nên chú ý bổ sung canxi đúng cách để trẻ không bị dư thừa canxi. Một số vấn đề mà ba mẹ cần lưu ý như sau:
Chú trọng liều lượng
Liều lượng canxi bổ sung cho trẻ là điều mà ba mẹ cần lưu ý đầu tiên bởi nếu trẻ dư thừa canxi có thể gặp những tình trạng như: táo bón, đau xương hoặc nghiêm trọng hơn có thể mắc bệnh sỏi thận.
Vì vậy khi bổ sung canxi cho trẻ chậm đi cha mẹ cần tham khảo liều lượng theo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ. Dưới đây là liều lượng bổ sung canxi vừa đủ cho trẻ chậm đi theo chỉ định của bác sĩ mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày
- Từ 7 đến 12 tháng tuổi: 400mg/ngày
- Từ 1 đến 3 tuổi: 500mg/ngày
Việc bổ sung canxi cho trẻ chậm đi sẽ giúp trẻ phát triển cơ bắp, xương khớp vững chắc hơn, hỗ trợ trẻ trong việc đứng thăng bằng, khắc phục hiệu quả các dấu hiệu trẻ chậm biết đi.
Đúng khoảng thời gian “vàng”
Thời điểm “vàng” để bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất là vào buổi sáng và sau bữa ăn khoảng 30 đến 60 phút. Đây là lúc trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hấp thụ canxi tốt nhất.
Ba mẹ chú ý không nên cho trẻ uống canxi vào buổi tối hoặc buổi chiều vì canxi sẽ lắng đọng trong cơ thể trẻ, khiến trẻ có nguy cơ cao bị táo bón và khó ngủ.
Kết hợp bổ sung với vitamin D
Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất song hành với nhau cực tốt cho trẻ. Vitamin D sẽ là chất dẫn truyền để giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi một cách tốt hơn.
Mẹ có thể cho trẻ bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào sáng sớm hoặc bổ sung qua các loại thực phẩm như: sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi,….
Bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày
Bổ sung canxi qua chế độ ăn hàng ngày được xem là cách rất hiệu quả để trẻ hấp thụ canxi cho cơ thể. Ba mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ như: cá, cua, tôm,..hay các loại rau: cần tây, bắp cải, diếp cá để tăng cường canxi cho trẻ.
Tuy nhiên ba mẹ nên lưu ý rằng canxi từ các thực phẩm rất khó cân đo đong đếm chính xác và lượng canxi bé hấp thụ chỉ có khoảng 20%. Vậy nên ba mẹ có thể bổ sung cho con ăn thêm sữa chua, sữa tươi để giúp bé phát triển xương cứng chắc.
Trẻ chậm đi không phải thiếu canxi nhưng nếu ba mẹ bổ sung canxi thường xuyên cho trẻ hàng ngày trẻ có thể phát triển tốt hơn về cơ bắp, xương khớp. Đây chính là tiền đề giúp trẻ tập đứng, tập đi được vững vàng hơn.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ, quý phụ huynh đã phần nào có câu trả lời về vấn đề trẻ chậm đi có phải do thiếu canxi. Và nếu thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ rộng rãi để các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về hiện tượng chậm đi ở trẻ.