Cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không. Nếu trẻ chậm đi do những nguyên nhân đơn thuần: di truyền, tâm lý,….thì không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng nếu nguyên nhân trẻ chậm đi do bệnh lý thì cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn.
Trẻ Chậm Biết Đi Có Ảnh Hưởng Gì Không?
Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia, trẻ chậm đi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ ảnh hưởng của trẻ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân mà trẻ gặp.
Nếu trẻ chậm đi do sinh non, di truyền từ bố mẹ, tâm lý nhút nhát hay cơ bắp chưa phát triển toàn diện thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Vì những trường hợp này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của bé.
Nhưng nếu trẻ chậm đi do các nguyên nhân về bệnh lý thì đây là tín hiệu mà cha mẹ cần chú ý đến trẻ nhiều hơn.
Có rất nhiều cha mẹ có con chậm đi nhưng lại chủ quan cho rằng trẻ sẽ tự biết đi sau khoảng thời gian ngắn nên thường không cho trẻ đi thăm khám. Nhưng đây lại là điều làm ảnh hưởng đến trẻ sau này.
Trẻ chậm đi do mắc các bệnh lý như trẻ bại não, trẻ yếu cơ…nếu ba mẹ không chú ý theo dõi rất có thể con sẽ bị biến chứng về sức khỏe sau này khi lớn lên.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi
Chậm đi sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nếu cha mẹ không nắm bắt rõ nguyên nhân mà con gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ chậm đi:
- Trẻ chậm đi do di truyền từ cha mẹ: Nếu cha mẹ bị chậm đi hồi nhỏ thì rất có thể trẻ sinh ra cũng bị chậm đi
- Trẻ chậm đi do tâm lý: Có rất nhiều trẻ nếu được cha mẹ hỗ trợ thì trẻ sẽ bước đi được nhưng đi một mình thì lại không thể do bé vẫn còn khá nhút nhát
- Trẻ chậm đi do sinh non: Trẻ sinh non thường phát triển chậm hơn so với các trẻ khác. Vì vậy, chậm đi là điều hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ sinh non
- Trẻ suy dinh dưỡng chậm biết đi hoặc thừa cân chậm đi: Trẻ bị thiếu chất, còi xương sẽ khiến cho trẻ chậm đi. Ngược lại, trẻ thừa cân cũng sẽ chậm đi do trọng lượng cơ thể nặng sẽ khiến trẻ khó di chuyển
- Trẻ mắc các bệnh lý: Trẻ mắc các bệnh như bại não, hội chứng Down, tăng giảm trương lực cơ hay tim bẩm sinh cũng có thể xảy ra tình trạng chậm đi.
Trẻ chậm biết đi có cần can thiệp không?
Giải pháp tốt nhất cho trẻ chậm đi chính là đi điều trị và can thiệp tại các cơ sở y tế uy tín. Kể cả trong trường hợp trẻ chậm đi do đơn thuần hay do bệnh lý thì cha mẹ cũng nên cho con đi can thiệp. Bởi không trẻ nào cũng tự chủ về khả năng phát triển vận động nên nếu không có sự can thiệp rất có thể con sẽ không tự đi.
Cha mẹ nên cho con đi can thiệp sớm ngay khi con có dấu hiệu trẻ chậm biết đi. Có thể quan sát điều này từ khi con đang trong giai đoạn con bắt đầu ngoài 4 tháng tuổi. Nếu con chậm phát triển vận động từ các giai đoạn này trở đi thì chắc chắn con sẽ chậm đi.
Việc phát hiện và can thiệp ngay từ sớm không chỉ giúp cho trẻ cải thiện tình trạng chậm đi mà còn giúp cho các bậc phụ huynh yên tâm phần nào về tâm lý, không bị áp lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Ngoài việc can thiệp y tế, cha mẹ cũng nên nhớ quan tâm và chăm sóc con khi ở nhà nhé. Cha mẹ có thể tập luyện cho con các bài tập cho trẻ chậm đi hay chữa mẹo cho bé chậm đi để thúc đẩy quá trình phát triển vận động ở trẻ.
Sau khi đọc bài viết này, chắc hẳn cha mẹ đã tìm được câu trả lời cho mình về vấn đề trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không. Nếu thấy những thông tin này hữu ích, cha mẹ hãy chia sẻ tới các phụ huynh khác nhé.