Hiện tượng tê bì chân tay có thể xảy ra do các nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Chúng thường xuất hiện ở đầu ngón tay, cánh tay, chân hay lan rộng khắp bàn chân khiến cơ thể khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Vậy đâu là cách chữa trị hiệu quả nhất?
Hiện tượng tê bì chân tay là bệnh gì?
Cảm giác tê bì ở cẳng chân, bàn chân hoặc tay thường xuyên diễn ra khi bạn ngồi quá lâu, ngủ không đúng cách hoặc tì mạnh trong thời gian dài. Nhưng nếu hiện tượng này xuất hiện liên tục, dai dẳng mà không rõ nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu của bệnh tật, bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay
Thông thường, hiện tượng tê bì chân tay bắt nguồn từ việc bạn ngồi trên một chân hoặc ngủ trên một cánh tay quá lâu, khiến các dây thần kinh đi đến khu vực này bị chèn ép, máu không thể lưu thông và tạo cảm giác ngứa ran, tê dại. Tuy nhiên, đây có thể là hệ quả của một số căn bệnh như tiểu đường, đa xơ cứng, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…
Thoái hóa khớp
Khi khớp khuỷu tay, khớp gối, háng bị bào mòn cũng là lúc các vận động tự nhiên trên hai bộ phận này bị hạn chế, máu không truyền tới khiến bạn cảm giác tê mỏi, tay chân khó nâng lên hạ xuống hoặc cầm nắm đồ vật. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi nằm hoặc ngồi quá lâu, chính vì thế nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp bị mất ngủ hoặc không thể nghỉ ngơi đúng cách.
Thoái hóa cột sống
Có thể bạn chưa biết, đốt sống cổ và thắt lưng là hai tụ điểm dây thần kinh điều khiển tứ chi. Chính vì thế, khi khớp sụn bị bào mòn sẽ cọ xát với rễ thần kinh và gây tê bì chân tay, cảm giác này sẽ dần một rõ rệt vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi. Nếu hiện tượng này xuất hiện ở người già sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất ngủ hằng đêm, thiếu ngủ hoặc thậm chí phải nhập viện để điều trị.
Thoát vị đĩa đệm
Khi nhân nhầy tràn khỏi bao xơ đĩa đệm ở cổ và thắt lưng sẽ khiến các cơn tê bì lan khắp chân, tay. Dây thần kinh cột sống bị chèn ép khiến các vị trí này đau nhức, ê mỏi, hạn chế vận động hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ. Vận dụng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt cột sống sẽ giúp giảm thiểu cơn tê dại nhưng cần thời gian dài điều trị.
Viêm đa khớp dạng thấp
Khi một đoạn khớp tay hoặc chân sưng lên sẽ chèn ép vào các dây thần kinh cảm giác, khiến bạn cảm thấy tê bì và ngứa ran. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối khi ngồi hoặc nằm quá lâu. Triệu chứng đau, tê, ngứa ran các vị trí trên bàn tay có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay vô cùng nguy hiểm.
Đa xơ cứng
Nếu bạn đã nghe qua các thông tin xoay quanh đa xơ cứng thì sẽ thấy hiện tượng tê bì chân tay là một trong các hệ quả mà căn bệnh này gây ra. Khi hệ miễn dịch tấn công màng bọc dây thần kinh (Myelin) sẽ khiến chúng bị tổn thương, cơ chế rối loạn tự miễn gây ra hiện tượng mệt mỏi, tê tay chân và co thắt cơ bắp.
Xơ vữa động mạch
Đây là hiện tượng các mảng bám lấp đầy bên trong thành mạch khiến diện tích lòng động mạch co hẹp, cản trở lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể và tạo cảm giác tê bì chân tay. Vì mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác có trong máu nên những người béo phì có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này.
Viêm đa rễ thần kinh
Đây là một trong các căn bệnh phổ biến liên quan đến hệ thần kinh và gây tê bì chân tay. Nguyên nhân cốt lõi là do viêm rễ thần kinh làm giảm lưu lượng máu đi qua các bộ phận lân cận khiến chúng dị cảm, mất cảm giác hoặc tê mỏi, đau nhức.
Dấu hiệu tê bì chân tay
Đau mỏi vai gáy
Một trong các dấu hiệu của hiện tượng tê bì chân tay dễ nhận biết nhất là cảm giác đau mỏi vai gáy xuất hiện liên tục mỗi ngày. Vì đây là hai bộ phận nối liền chân tay nên gánh chịu các hậu quả tương tự, lượng máu lưu thông kém kết hợp dây thần kinh bị chèn ép tạo cảm giác đau nhức kéo dài, cản trở vận động cũng như trong sinh hoạt.
Tê mỏi chân, tay
Tê bì chân tay chỉ phát triển thành bệnh lý khi các triệu chứng đau mỏi kéo dài liên tục và không chữa trị sớm. Chính vì thế, các dấu hiệu chập chờn sẽ cảnh báo cho bạn nguy cơ mắc bệnh, tần suất diễn ra càng lớn thì rủi ro sẽ càng cao.
Mất cảm giác
Hiện tượng mất cảm giác chân tay diễn ra thường xuyên sau mỗi giấc ngủ hoặc buổi họp kéo dài do tư thế ngồi hoặc nằm không đúng cách. Đây là hệ quả của quá trình chèn ép dây thần kinh khiến chúng không được cung cấp đủ máu, lượng máu lưu thông ít, tay chân không thể cử động, có cảm giác kiến bò vô cùng khó chịu.
Chuột rút ở tay chân
Các cơ bắp liên tục rơi vào tình trạng căng thẳng khiến chúng co thắt và tạo cảm giác chuột rút ở tay chân vô cùng đau đớn. Hiện tượng tê bì chân tay này phổ biến ở những người làm văn phòng, đứng trên nền cứng quá lâu hoặc mắc chứng giãn tĩnh mạch, bệnh loãng xương, hạ đường huyết. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi bạn đã nghỉ ngơi đúng cách, bổ sung đủ thực phẩm giàu canxi như rau lá xanh, trứng gia cầm tiệt trùng… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.
Tê bì chân tay có sao không
Tê bì chân tay là hiện tượng diễn ra sau tác động cơ học gây cản trở lưu thông máu và chèn ép dây thần kinh ở tứ chi. Trong khi các cơn tê buốt thông thường chỉ diễn ra trong 5-10 phút thì triệu chứng bệnh lý lại kéo dài suốt nhiều ngày cho đến khi có sự can thiệp của bác sĩ. Vì tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống hay cơ thể suy nhược nên ngay khi thấy tần suất tăng cao bạn hãy đi khám để chẩn đoán và chữa trị.
Cách chữa tê bì chân tay
Nếu bạn đang tìm hiểu về tê bì chân tay thì không thể bỏ qua các cách khắc phục vô cùng hiệu quả sau đây. Tuy nhiên, để an toàn hơn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đi vào lộ trình điều trị nhé.
Điều trị triệu chứng
Hiện tượng tê bì chân tay được phát hiện sớm có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách sử dụng thuốc theo lộ trình của bác sĩ. Sau một khoảng thời gian nhất định, các triệu chứng sẽ dần mờ nhạt, cơ thể thoải mái hơn và tần suất giảm cho đến khi mất hẳn. Cụ thể, bạn sẽ được khuyên dùng các loại thuốc trầm cảm khi có tiền sử đau cơ xơ hóa, thuốc corticosteroid với trường hợp đa xơ cứng và gabapentin, pregabalin giúp giảm tê do tiểu đường. Ngoài ra, một số bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên bạn sử dụng thêm một vài thực phẩm chức năng bổ dưỡng để tăng tốc độ phục hồi cũng như cải thiện sức khỏe.
Điều trị nguyên nhân
Có hai loại nguyên nhân chính dẫn đến tê bì chân tay là yếu tố sinh lý và tiền sử bệnh lý. Cách tốt nhất để khắc phục dứt điểm triệu chứng khó chịu này là điều trị tận gốc các nguyên nhân, đây cũng là biện pháp phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Với các nguyên nhân sinh lý, bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh ngồi nhiều, đứng quá lâu, có chế độ nghỉ ngơi khoa học để giúp dây thần kinh thư giãn, hạn chế áp lực lên thành mạch gây cản trở lưu thông máu. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bạn có thể chườm đá lên bộ phận tê bì hoặc sử dụng miếng gạc ấm nhằm tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp.
Dù bạn quá bận rộn cũng nên dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục, aerobic, tham gia các khóa học yoga lành mạnh giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa tình trạng tê bì chân tay quay trở lại. Bên cạnh việc xây dựng các thói quen vận động lành mạnh, bạn cũng nên tập trung vào chuẩn hóa bữa ăn, bổ sung vitamin C, B, Protein giúp làn da đàn hồi, giảm thiểu tê bì chân tay sau thời gian ngắn.
Một số thực phẩm dễ tìm cho bạn tham khảo là rau củ quả tươi xanh không dư lượng chất bảo vệ, trứng gia cầm tiệt trùng và nước ép trái cây nguyên chất…. Bạn nên đến các địa chỉ uy tín hoặc siêu thị lớn trên cả nước để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên cạnh các cách khắc phục tê bì chân tay theo nguyên nhân sinh lý thì các bác sĩ cũng có liệu pháp riêng để điều trị bệnh lý hiệu quả. Cụ thể, với mỗi căn bệnh khác nhau, bạn nên theo sát các lộ trình chăm sóc và phục hồi như kiểm soát tốt đường huyết, bổ sung vitamin, điều trị nhiễm độc, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm để giảm thiểu triệu chứng tê bì.
Các hiện tượng tê bì chân tay thường khá dễ nhận biết nhưng không nhiều bệnh nhân ý thức được nguyên nhân cốt lõi của nó. Chủ quan với các bệnh lý nguy hiểm khiến tình trạng ngày một trầm trọng. Chính vì thế, bạn nên duy trì thói quen khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, ngăn ngừa biến chứng xấu cũng như hạn chế tê bì chân tay hiệu quả.
Nhờ sự phát triển của công nghệ, bạn có thể đặt trực tuyến dịch vụ khám tổng quát tại các bệnh viện uy tín mà không cần đến tận nơi, hình thức này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức tối đa. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn sớm nhận biết hiện tượng tê bì chân tay và có liệu pháp chữa trị hiệu quả.
Nguồn: https://vhea.org.vn/