Sau chín tháng mười ngày trong bụng mẹ, thời khắc bé cất tiếng khóc chào đời chính thức đánh dấu một chương mới trong cuộc sống của bé cũng như ba mẹ, với những bất ngờ nối tiếp bất ngờ. Việc nắm được các mốc phát triển trong 3 tháng đầu đời là việc cực kỳ cần thiết và quan trọng để ba mẹ kịp thời xử lý nếu con có vấn đề về chậm phát triển.
1. Vận động
– Trẻ nằm sấp, chồng 2 tay
– Trẻ nằm sấp, nâng và giữ đầu.
– Bày tay có thể nắm – mở
– Có thể đưa tay lên miệng, một bên hoặc lần lượt 2 bên.
– Đưa tay và chân nhấc lên khỏi mặt giường 1 cách thích thú.
2. Cảm giác tiền đình (Cẩm giác thăng bằng và cử động)
– Tay mở ra khi trẻ ngã ra sau (Reflex Moro)
– Bắt đầu giữ đầu thẳng với ít sự nâng đỡ, ngóc đầu dậy khi nằm sấp, cho thấy sự kiểm soát đầu tố hơn khi đươc kéo ngồi dậy.
– Dõi mắt theo vật
– Bắt đầu chịu sức một phần trên chân khi được giữ đứng thẳng.
– Xoay đầu về ti mẹ hay bình sữa khi được cho bú.
3. Cảm thụ bản thể (Cảm giác vị thế cơ thể)
– Duỗi và rút đầu vào ngực người chăm sóc
– Học cách sử dụng cư miệng để bú
– Bắt chước các cử động mặt – thè lưỡi hay cười
– Chịu sức trên chân trong chốc lát khi được giữ thẳng (Chưa bắt đầu bước đi)
– Di chuyển đầu về phía có âm thanh hay ánh sáng.
4. Xúc giác (Sờ, chạm)
– Trẻ nằm yên khi được bao bọc trong tay hay chăn.
– Trẻ phản ứng ngạc nhiên hoặc thích thú(Có phản ứng) khi được kích thích trên da.
5. Khứu giác và vị giác
– Ăn uống và hướng về phía có mùi của người chăm sóc/ sữa.
– Biểu hiện thích các mùi dễ chịu (vanilla) và không thích mùi cay, nóng.
-Trẻ thích những mùi vị mà mẹ sử dụng trong quá trình thai kỳ, và trẻ tiếp tục thích trong giai đoạn bú mẹ.
6. Thính giác
– Hướng về phía âm thanh của anh chi em hay thú nuôi.
– Bình tĩnh khi người chăm sóc nói và hát
– Khóc khi bị bất ngờ.
– Thù thì khi tiếp xúc mặt.
7. Thị giác
– Thấy rõ nhất ở khoảng cách 30 – 60cm
– Xoay đầu tránh ánh nắng
– Thích thú khi tiếp xúc mặt, bắt đầu tiếp xúc mắt.
8. Nhận cảm (đau, đói, nhiệt độ)
– Khóc khi không thoải mái: đói, mệt, đau…
– Khó chịu và quấy khi nhiệt độ thay đổi..