Khi có trẻ chậm đi, ba mẹ nào cũng lo lắng bé chậm đi phải làm sao và luôn cố gắng tìm các giải pháp, mẹo cho bé chậm đi. Tuy nhiên, không phải mẹo nào cũng hiệu quả nên ba mẹ cần phải tham khảo kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho trẻ.
5 mẹo giúp bé tập đi hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều mẹo giúp bé tập đi được các ba mẹ truyền tai nhau, trong đó có cả mẹo dân gian. Nhưng không phải mẹo nào cũng phù hợp với trẻ và các mẹo chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi. Vậy nên, ba mẹ nên cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng cho con.
Mẹo dân gian đập cá quả vào chân để bé nhanh biết đi
Các cụ ngày xưa có câu: “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bởi vậy khi thấy con chậm đi, ba mẹ rất lo lắng và thường lựa chọn mẹo dân gian này mà các cụ để lại.
Khi lựa chọn mẹo này, mẹ sẽ ra chợ mua về một con cá quả nhỏ còn sống và khỏe mạnh (cá lóc, cá chuối). Sau đó dùng con cá quả này đập nhẹ vào chân của bé , bé trai đánh 7 cái, bé gái thì đánh 9 cái.
Các gia đình sử dụng mẹo này cho con vì họ nghe truyền tai nhau và tin rằng việc này sẽ giúp bé cứng cáp hơn và biết đi. Nhưng tuy nhiên cho đến hiện tại vẫn chưa có cơ sở khoa học nào công nhận về mẹo dân gian này thực sự làm cho trẻ biết đi.
Vậy nên, ba mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ trước khi áp dụng cho bé để tránh tập luyện sai cách, sai cường độ dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe, cơ xương khớp của bé.
Tập đứng cho bé từ khi trẻ 6-8 tháng tuổi
Trong các mẹo cho bé tập đi nhanh nhất thì tập đứng là điều các ba mẹ không bao giờ được bỏ lỡ. Bé đứng vững thì việc tập đi sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, ba mẹ nên dành ít thời gian mỗi ngày để giúp bé tập đứng. Điều này sẽ làm cho bé quen với việc đứng đồng thời giúp cho cơ chân của bé được phát triển hơn.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tập đứng cho bé bằng cách treo những món đồ chơi mà bé yêu thích như: quả bóng, búp bê, xúc xắc,..lên những nơi vừa đủ tầm với của bé khi đứng dậy.
Những món đồ bé thích chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của bé, kích thích bé vươn tay để lấy. Vì thế, bé sẽ vịn vào đồ vật xung quanh đứng dậy với lấy những món đồ đó. Thậm chí, bé có thể vịn để chập chững di chuyển từng bước.
Nâng đỡ người và hỗ trợ bé tập đi
Việc nâng đỡ cho bé bước chân về phía trước được coi là mẹo phổ biến vì đa số các ba mẹ đều áp dụng cho trẻ chậm đi. Với những trẻ mới tập đi, để thực hiện thì ba mẹ hãy dùng hai tay giữ ở hông và eo của bé, còn khi trẻ đã cứng cáp hơn thì mới đỡ phía dưới nách của bé. Sau đó, ba mẹ chậm rãi khích lệ và đỡ bé bước đi từng bước một về phía trước.
Khi bé đã quen và tự giữ được thăng bằng, ba mẹ có thể nới lỏng tay ra hơn một chút để trẻ dùng sức và tự đi dần dần.
Xếp đồ đạc gần nhau thành một hàng
Đây là một trong những mẹo rất đơn giản mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà. Ba mẹ chỉ cần bỏ chút thời gian, xếp đặt những đồ vật có chiều cao ngang bằng với bé thành một hàng sao cho vững chắc và liền cạnh nhau. Bé có thể tự vịn vào đó rồi tập bước đi từng bước mà không cần sự trợ giúp từ ba mẹ.
Ba mẹ cũng nên lưu ý khu vực xung quanh bé tập đi phải an toàn, không có vật gì sắc nhọn hay gây nguy hiểm cho bé. Thời gian này bé cũng rất hiếu động và tò mò, nên ba mẹ đừng để bé một mình mà hãy quan sát thường xuyên đảm bảo an toàn cho bé nhé.
Hạn chế sử dụng xe tập đi
Rất nhiều ba mẹ cho rằng xe tập đi sẽ giúp con biết đi nhanh hơn, an toàn cho con. Nhưng nếu phụ thuộc quá nhiều vào xe tập đi bé sẽ không có khả năng biết giữ thăng bằng, khi bé không có xe tập đi, bé sẽ không thể tự di chuyển. Thậm chí khi bé đã quen với việc có xe tập đi, ba mẹ sẽ khó có thể tìm được giải pháp khác để giúp bé.
Vậy nên, đừng để con quá phụ thuộc vào chiếc xe, điều này không những làm bé mất đi sự tự lập trong bước đi mà còn có thể ảnh hưởng đến xương của bé, dễ gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc khác.
Những điều mà ba mẹ cần lưu ý khi áp dụng mẹo tập đi cho trẻ
Các mẹo mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chính vì vậy, nếu con vẫn chậm đi so với độ tuổi thì ba mẹ nên cho con đi can thiệp sớm tại trung tâm vật lý trị liệu cho trẻ em để tránh bỏ lỡ thời gian vàng của con.
Dưới đây là một số điều mà ba mẹ cần lưu ý khi áp dụng mẹo cho bé tập đi:
- Tìm hiểu kỹ nguyên nhân: Trẻ chậm đi do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thậm chí có thể trẻ mắc bệnh lý nào đó như bạo não, suy dinh dưỡng,…Để có chẩn đoán chính xác nhất, mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Không để bé một mình: Ba mẹ không nên để bé một mình ngay cả khi bé đã đi vững, bởi nhiều yếu tố tác động khác nên bé vẫn có thể ngã bất cứ lúc nào.
- Đảm bảo an toàn ở khu vực trẻ tập đi: Ba mẹ có thể lót đệm, xốp xuống sàn khi bé tập đi. Điều này sẽ giúp bé tập đi trong một môi trường an toàn, ngay cả khi bé ngã cũng không bị đau. Ngoài ra ba mẹ cũng nên mua mũ bảo vệ đầu cho bé để bé không bị ảnh hưởng đến não bộ trong quá trình tập đi.
- Hãy kiên nhẫn khi trẻ tập đi: Ba mẹ không nên quá nôn nóng trong quá trình trẻ tập đi. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trên đây là những chia sẻ về các mẹo cho bé tập đi và những lưu ý mà bố mẹ cần nhớ. Nếu ba mẹ thấy những thông tin trên hữu ích, hãy chia sẻ tới các phụ huynh khác nhé. Chúc ba mẹ sẽ sớm tìm được giải pháp phù hợp cho con tập đi.
Nếu đang quan tâm đến chủ đề trẻ chậm đi, ba mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết sau:
Dấu Hiệu Nào Cho Thấy Bé Chậm Biết Đi? Thời điểm mẹ cần lưu ý
Hướng Dẫn 3 Bài Tập Cho Trẻ Chậm Đi Hiệu Quả Vượt Trội