Một số dấu hiệu trẻ chậm biết đi cha mẹ có thể thấy như: trẻ chậm bò, chậm ngồi,…hay đến giai đoạn phát triển nhưng trẻ vẫn bị phụ thuộc vào ba mẹ. Vậy thời điểm nào thì cha mẹ cần lưu ý cũng như cho con đi can thiệp? Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu trẻ chậm biết đi?
Theo nghiên cứu, đa số trẻ sẽ bắt đầu biết đi từ lúc 10-12 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có những em bé mang dấu hiệu của trẻ chậm phát triển như dấu hiệu trẻ chậm biết đi.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu thấy trẻ chậm biết đi ba mẹ không nên đợi tới khi bé đủ 18 tháng tuổi mà nên cho trẻ đi khám sớm để không ảnh hưởng đến hệ vận động của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ chậm biết đi mà ba mẹ có thể quan sát:
- Trẻ chậm phát triển thể chất, vận động hơn so với các cột mốc phát triển vận động thông thường
- Trẻ 4 tháng chưa cứng cổ hoặc không thể tự ngóc đầu lên nhìn mọi vật xung quanh thì ba mẹ nên chú ý tới sự chậm phát triển vận động của trẻ ngay từ thời điểm này.
- Khi trẻ được 6 tháng tuổi mà vẫn không thể tự tay cầm nắm đồ vật thì đây cũng sẽ là một trong những dấu hiệu trẻ chậm biết đi trong tương lai.
- Sang tháng thứ 12 nếu trẻ vẫn cần sự trợ giúp của ba mẹ trong lúc đứng và ngồi thì đây cũng sẽ là một trong số những biểu hiện trẻ chậm biết đi.
Ba mẹ nên quan sát quá trình của bé qua từng tháng và nếu thấy bé có các dấu hiệu ở trên thì ba mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân trẻ chậm đi và kịp thời can thiệp, đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.
Trẻ mấy tháng thì bắt đầu biết đi? Thời điểm mà mẹ cần lưu ý
Mỗi em bé đều có tốc độ phát triển khác nhau, bởi vậy sẽ có trẻ biết đi sớm hoặc biết đi muộn. Các mẹ có thể tham khảo các cột mốc phát triển của trẻ dưới dây để nắm rõ được trẻ mấy tháng biết đi nhé!
Từ 10-12 tháng tuổi
Đa số các bé sẽ chập chững những bước đi đầu tiên khi bé độ khoảng gần 1 tuổi. Nhưng cũng sẽ có trường hợp bé chậm đi hơn so với độ tuổi phát triển, ba mẹ không cần quá lo lắng bởi có thể con sẽ cần thêm vài tuần để tập đi.
Từ 13-18 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bé đã đi khá vững, bé sẽ thích những đồ chơi có thể đẩy hoặc kéo. Bé còn có thể chạy để vui chơi và biết chống tay khi ngã. Vì bé đang trong giai đoạn tập đi nên ba mẹ cũng hãy đảm bảo rằng rằng khu vực xung quanh bé an toàn, không có góc nhọn nguy hiểm nhé.
Từ 19-24 tháng tuổi
Khi chân tay bé đã cứng cáp hơn, bé sẽ thích vừa đi vừa cầm đồ vật gì đó trên tay, điển hình như xúc xắc, thú bông,…Vậy nên, ba mẹ có thể chuẩn bị cho bé một vài món đồ chơi mà bé yêu thích để khuyến khích việc tập đi của bé.
Nếu sau những mốc thời gian trên bé vẫn chưa biết đi thì được coi là chậm vận động theo tuổi. Mẹ cần đưa bé đến trung tâm vật lý trị liệu cho trẻ em để không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé, bởi nếu không can thiệp sớm thì bé có thể sẽ không tự đi hoặc đi với dáng đi rất xấu.
Ba mẹ nên làm gì trong quá trình trẻ tập đi?
Trong suốt quá trình phát triển của bé, ba mẹ sẽ luôn là người sát cánh bên cạnh. Ba mẹ có thể hỗ trợ bé tập đi bằng cách nâng, đỡ bé đi từng bước một nhưng cũng không nên để bé phụ thuộc quá.
Hãy khuyến khích trẻ bám vịn vào giường, ghế để di chuyển và bước đi dần dần. Ngoài ra ba mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau khi dạy trẻ:
- Khi tập đi trong nhà hạn chế cho bé đi giày để không ảnh hưởng đến sự phát triển xương bàn chân của bé. Vì giai đoạn dưới 3 tuổi, bàn chân bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên nếu mang giày không thoải mái có thể dẫn đến hội chứng bàn chân dẹt, chân vòng kiềng,…
- Ba mẹ hãy mua những miếng xốp, đệm lót vào sàn nhà để trong quá trình tập đi bé không bị trơn trượt, đồng thời giúp bảo vệ bé khi ngã.
- Ngoài ra, ba mẹ có thể mua mũ bảo hiểm bảo vệ đầu cho bé tập đi để đảm bảo khi chẳng may bé ngã cũng không bị ảnh hưởng đến não bộ
- Chỉ nên bế bồng bé những lúc cần thiết. Bởi nếu bé quen được bế bồng bé sẽ không thích tập đi nữa.
- Vì giai đoạn này bé rất hiếu động nên ba mẹ không bao giờ được để bé một mình trên giường hay trên bàn, ghế cao trong nhà. Rất có thể bé sẽ bò xuống và bị ngã nếu hẫng chân.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng hợp về dấu hiệu trẻ chậm biết đi mà chúng tôi chia sẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ có thể để lại bình luận ở phía dưới để được giải đáp. Chúc ba mẹ sẽ có được phương pháp chăm con khoa học và lành mạnh cho bé.