Đầu năm 2016, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, số người mắc thủy đậu trong cả nước là 4.000 trường hợp, giảm 68 % so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, việc chăm sóc và phòng bệnh rất quan trọn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn yếu và chưa hoàn toàn có khả năng miễn dịch thì sẽ dễ dàng mắc bệnh. Các bậc phụ huynh cần lưu ý và chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất, để tránh khỏi các nguy cơ biến chứng về sau.
Bài viết chỉ giới thiệu và chia sẻ thông tin hữu ích, Trung tâm chúng tôi không điều trị và không tư vấn về bệnh này
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Những ngày đầu trẻ sẽ có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn ,đau cơ trong vài ngày. Sau đó, sẽ thấy phát ban và xuất hiện những nốt phỏng nước trên da; các ban đỏ này sẽ nổi mụn nước chỉ 1-2 ngày. Những mụn nước này thường mọc ở thân người, rồi lan lên mặt và tay chân thậm chí là cả trong họng, miệng, đường tiêu hóa.
Mụn nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau đó dịch đó trở nên đục như mủ rồi đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo. Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên một vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy… trong cùng 1 thời gian.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Khingười khác hít phải sẽ bị nhiễm và lây bệnh ngay. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi khuẩn, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 đến 3 tuần.
Biến chứng để lại
Khi các vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào các mụn thủy đậu, làm chúng sưng to lên, nhiều khi lại gây ngứa. Trong một số trường hợp khác, các vi khuẩn nói trên từ các mụn thủy đậu lại xâm nhập vào máu, gây ra nhiều bệnh ở cơ quan khác như xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm gan, viêm phổi. Chứng viêm não do thủy đậu cũng có khả năng xảy ra, sau khi bệnh, người mắc phải bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số người bệnh tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh…Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.
Chăm sóc trẻ khi bị bệnh thủy đậu
- Nên để trẻ nằm trong phòng riêng, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời.
- Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý, thay quần áo và tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm
- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.
- Không nên dùng tay gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.
- Không được dùng những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da khi không có chỉ định từ Bác sĩ
- Nếu trẻ có dấu hiệu ngứa nhiều, khó chịu nên đưa đến khám tại các cơ sở y tế để hướng dẫn.
Cách phòng ngừa bệnh cho trẻ
Hiện nay đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin. Khuyến cáo nên đưa trẻ đến bệnh viện để chủng ngừa kịp thời, khi đến đây tùy vào độ tuổi của trẻ mà các Bác sĩ sẽ có tư vấn hợp lý dành cho các bậc phụ huynh.