Con chậm đi là nỗi lo của nhiều cha mẹ, vì thế một trong những giải pháp mà cha mẹ tìm kiếm để giúp con chính là các bài tập cho trẻ chậm đi. Nhưng bài tập như thế nào là đúng kỹ thuật và tốt cho sự phát triển của trẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 bài tập cho trẻ chậm đi hiệu quả vượt trội trong bài viết này.
Hướng dẫn 3 bài tập cho trẻ chậm đi đem lại hiệu quả cao
Để trẻ có thể cải thiện tình trạng chậm đi, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp tập luyện tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên các bài tập chỉ mang tính bổ trợ chứ không thể thay thế được vật lý trị liệu cho trẻ chậm đi, cho nên kết quả tập luyện có hiệu quả hay không sẽ tùy thuộc vào sự phát triển và khả năng tiếp thu của bé.
Trước khi tập đi cho trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập đứng và thăng bằng để trẻ quen dần với việc sử dụng cơ chân, từ đó việc tập đi của trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cha mẹ có thể tham khảo video tập đứng và giữ thăng bằng cho trẻ tại đây:
Bài tập 1: Sử dụng các đồ vật to để bé vịn đi xung quanh
Đầu tiên, cha mẹ hãy sắp xếp những đồ vật to, cứng và chắc chắn để bé có thể vịn vào và men góc đồ vật để di chuyển. Một số đồ vật cha mẹ có thể sử dụng như: thùng carton, chiếc bàn nhỏ,…Sau đó hãy cầm theo một món đồ chơi mà bé yêu thích (xúc xắc, thú bông,..) để thu hút sự chú ý của bé.
Khi bé đã chú ý đến món đồ chơi, bé sẽ tự bám và theo đồ vật để tiến tới lấy đồ chơi của mình. Cha mẹ không nên đưa cho trẻ đồ chơi ngay lập tức mà hãy động viên bé di chuyển quanh hết các góc.
Ngoài ra, để giúp bé vững vàng hơn trong chuyển động, cha mẹ có thể linh hoạt thay đổi cả 2 hướng và động viên trẻ di chuyển theo nhé.
Lưu ý: bài tập này chỉ nên áp dụng khi trẻ đã đứng vững và hãy đảm bảo các đồ vật mà bé men theo không có góc cạnh sắc nhọn nào.
Bài tập 2: Để bé di chuyển từ đồ vật này sang đồ vật khác
Ở bài tập này, cha mẹ sắp xếp các đồ vật cách xa nhau hơn nhưng vẫn phải đủ tầm với để bé có thể bước và di chuyển từ bên này sang bên kia. Chú ý rằng các đồ vật mà bé bám vào phải đảm bảo về độ chắc chắn để khi trẻ bám không bị trơn trượt.
Sau đó vẫn dùng những món đồ chơi của trẻ để kích thích trẻ di chuyển theo. Nên sử dụng những món đồ chơi phát ra tiếng động sẽ làm bé cảm thấy thích thú (xe đồ chơi, robot, máy phát nhạc,…)
Sau khi trẻ đã di chuyển men theo các đồ vật, cha mẹ có thể di chuyển đồ vật dần theo bước đi của trẻ. Hãy tiếp tục lặp đi lặp lại như vậy để giúp trẻ quen dần với việc tập đi.
Lưu ý: Trong quá trình áp dụng bài tập này cho trẻ, cha mẹ hãy thu dọn hết những đồ vật ở dưới sàn để bé tập đi được an toàn
Bài tập 3: Tập đi men theo tường
Bài tập này sẽ sử dụng 1 bức tường để bé có thể bám theo di chuyển. Và cha mẹ sẽ là người hỗ trợ bé trong suốt quá trình thực hiện bài tập này.
Đầu tiên hãy xếp 1 cái bàn nhỏ cạnh tường và đặt món đồ chơi trẻ yêu thích lên mặt bàn. Sau đó, cha mẹ hãy nâng đỡ trẻ để trẻ bám vào tường và di chuyển đến phía đồ vật đã được sắp xếp.
Ban đầu bé sẽ không thể tự làm được một mình, vì vậy cha mẹ có thể giúp bé bằng cách chuyển động chân cho bé, giúp bé tiến tới đồ chơi mà bé muốn lấy. Trẻ sẽ cần nhiều hoặc ít sự trợ giúp từ cha mẹ tùy thuộc vào khả năng phát triển của trẻ .
Bám và đi men theo tường sẽ khó hơn rất nhiều so với việc bám vào đồ vật, vì vậy trẻ cần phải cố gắng rất nhiều. Điều này cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và khóc la, cha mẹ hãy kiên nhẫn động viên và đồng hành cùng trẻ.
Đừng cảm thấy nản chí nếu bé chưa làm được từ những lần đầu tiên, chỉ cần cha mẹ kiên trì đồng hành trẻ sẽ tiến bộ từng ngày một cách đáng kinh ngạc đấy.
Lưu ý khi áp dụng các bài tập cho trẻ
Việc áp dụng các bài tập cho trẻ chậm đi sẽ giúp con kích thích sự vận động một cách tốt hơn. Tuy nhiên, để giúp trẻ nhanh biết đi mà vẫn đảm bảo an toàn thì cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không để bé một mình: Mặc dù bé đã tự bước đi nhưng bé vẫn có thể ngã bất cứ lúc nào. Sự hiếu động của bé cũng sẽ làm bé gặp nguy hiểm, nhất là những gia đình nhà có ban công hoặc ở chung cư. Vì vậy trong quá trình bé tập đi cha mẹ nên chú ý đảm bảo an toàn cho bé.
- Đảm bảo môi trường trẻ tập đi là an toàn: Cha mẹ hãy chắc chắn rằng môi trường xung quanh bé không có những vật sắc nhọn. Đồng thời hãy rút hết dây điện các loại thiết bị và bịt kín ổ điện, tránh trường hợp bé tò mò gây nguy hiểm.
- Cho bé đi chân đất trên bề mặt mềm: Cha mẹ có thể lót xung quanh sàn bằng những tấm đệm, xốp để quá trình trẻ tập đi trở nên êm ái hơn Việc trẻ tiếp xúc với bề mặt mềm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển.
- Không nên thúc ép trẻ nếu trẻ không muốn tập đi: Khi trẻ chưa sẵn sàng cho việc tập đi, cha mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi và động viên trẻ. Việc thúc ép trẻ tập đi sẽ chỉ khiến trẻ thêm sợ hãi và trì hoãn việc đi đứng.
- Nhẫn nại và động viên trẻ thường xuyên: Việc tập đi cho bé là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ. Nếu cha mẹ nôn nóng, bé sẽ cảm thấy chán nản trong việc tập đi. Vì thế hãy nhẫn nại và động viên, khen ngợi trẻ mỗi ngày cha mẹ nhé.
- Đưa bé đi kiểm tra đánh giá: Quan trọng nhất là các gia đình cần đưa bé đi kiểm tra và hướng dẫn tập luyện bởi các nhà chuyên môn về vận động trị liệu, vật lý trị liệu Nhi khoa để có các bài tập phù hợp với tình trạng, thể chất em bé nhà mình, an toàn cho quá trình phát triển của trẻ.
Bài viết trên đã chia sẻ về các bài tập cho trẻ chậm đi. Tuy nhiên các bài tập trên chỉ mang tính chất bổ trợ thêm cho con. Vậy nên nếu con có dấu hiệu trẻ chậm đi, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu đang quan tâm đến chủ đề trẻ chậm đi, ba mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết sau: