Bệnh sỏi thận là một trong những chứng bệnh hay gặp nhất hiện nay. Nhiều bệnh nhân thường để tới khi bệnh rất nặng mới thăm khám gây nhiều biến chứng, hậu quả nặng nề đến sức khỏe. Nắm bắt nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và cách chữa là điều cần thiết giúp bạn chủ động hơn trong quá trình điều trị.
Lưu ý: Chúng tôi không chữa và không trả lời tư vấn về bệnh này. Bài viết chỉ chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc. Vui lòng không gọi hotline.
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Bệnh sỏi thận xảy ra khi những chất khoáng có trong nước tiểu không thoát được ra ngoài mà lắng đọng trong thận, niệu quản, bàng quang thành những tinh thể rắn có kích thước lên tới vài cm.
Với những viên sỏi nhỏ vẫn có thể tống ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, nhưng viên có kích thước tương đối lớn khi di chuyển sẽ cọ xát vào thành thận gây tổn thương hoặc nguy hiểm hơn là làm tắc đường tiểu.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Chế độ ăn uống
Bệnh sỏi thận là gì và nguyên nhân gây bệnh là hai vấn đề cần quan tâm. Có thể nói nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là do chế độ ăn thiếu cân bằng của. Bạn nên tránh xa 10 thực phẩm tăng axit Uric, Canxi gây sỏi thận và tập chế độ ăn uống làm mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Bệnh về thận
Các chứng bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nước tiểu đọng lại không thoát được ra ngoài. Ngoài ra, người mắc những dị tật bẩm sinh về thận hoặc có thói quen nhịn tiểu, nước tiểu bị tích trữ trong bàng quang lâu cũng hình thành sỏi.
Nhiễm trùng vùng sinh dục
Căn bệnh nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến phần thận, bàng quang. Bạn nên điều trị dứt điểm bệnh bằng cách đăng ký gói khám chuyên sâu tại bệnh viện uy tín tránh những chuyển biến xấu xảy ra.
Dấu hiệu bệnh sỏi thận
Đau lưng, đau bụng
Niệu quản là con đường dẫn nước tiểu thận tới bàng quang. Sỏi hình thành gây ứ nước tiểu dẫn tới tình trạng đau lưng, đau bụng lan xuống mạn sườn, bắp đùi. Bạn có thể tham khảo bổ sung thực phẩm giàu vitamin K để hỗ trợ quá trình đào thải sỏi thận hiệu quả.
Tiểu rắt, tiểu ra máu
Bệnh nhân đi tiểu thường xuyên, mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít hoặc có lẫn máu là dấu hiệu của sỏi thận. Với top 36 thực phẩm lợi tiểu tốt cho người bệnh sỏi thận là những thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày hỗ trợ đào thải sỏi kích thước nhỏ và hạn chế tiểu rắt.
Buồn nôn, nôn
Người mắc bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường tiêu hóa gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.
Sốt và ớn lạnh
Căn bệnh này có thể dẫn tới chứng bệnh nguy hiểm hơn là nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi di chuyển làm thương tổn hoặc gây tắc khiến tiểu khó dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng ngược. Sốt và cảm giác ớn lạnh là triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Bệnh sỏi thận có mấy loại
Có bốn loại sỏi thận, hình thành bởi nguyên nhân khác nhau và do đó cách điều trị cũng khác nhau. Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận. Dựa vào thành phần của sỏi, sỏi thận thành 4 loại thường gặp nhất: sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi cystin, struvite (hay còn gọn là sỏi nhiễm trùng).
Sỏi canxi
Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất. Nguyên nhân là do nước tiểu bão hòa muối canxi do tăng tái hấp thu canxi ở ống thận hoặc ruột. Sỏi canxi thường xuất hiện ở bệnh nhân rối loạn hormone hay rối loạn tiêu hóa.
Sỏi axit uric
Lắng đọng uric trong thận là nguyên nhân chính gây ra sỏi thận uric. Loại sỏi này hay gặp ở bệnh gout.
Sỏi struvite
Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài dẫn đến sự hình thành của sỏi struvite. Đây là hiện tượng nước tiểu bị kiềm hóa làm giảm hòa tan struvite tạo điều kiện tốt hình thành sỏi.
Sỏi cystin
Sỏi cystin hình thành do cystin bị đào thải quá nhiều qua thận nhưng ít hòa tan mà đọng lại trong đó. Sỏi dạng này thường do bẩm sinh người bệnh bị rối loạn vận chuyển chất cystin ở niêm mạc ruột và ống thận. Để phát hiện sỏi thận, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa uy tín làm các phương pháp kiểm tra cần thiết như xét nghiệm nước tiểu, chụp X – quang, siêu âm bụng hay chụp cắt lớp vi tính.
Bệnh sỏi thận chữa như thế nào
Chữa trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp sử dụng cho chứng sỏi thận giai đoạn đầu khi kích thước sỏi còn nhỏ. Bạn có thể thử thiết lập lại chế độ ăn cân bằng, bổ sung thêm rau củ quả giàu chất xơ, hạn chế thịt động vật, đồ uống có ga và bổ sung thêm nhóm thực phẩm lợi tiểu hàng ngày hỗ trợ quá trình đào thải sỏi ra ngoài. Ngoài ra, bạn nên đến khám tại những bệnh viện chữa sỏi thận tốt nhất và nhận sự tư vấn của bác sĩ về loại thuốc có thể sử dụng giảm đau đớn, lợi tiểu hay tăng khả năng đào thải sỏi.
Chữa trị ngoại khoa
Thông thường phương pháp điều trị nội khoa sẽ không có hiệu quả khi kích thước sỏi đã lớn. Bệnh nhân khi phát hiện bệnh thường đã đến giai đoạn biến chứng, sỏi kích thước lớn không thể tự thải qua đường tiểu. Vì vậy, bệnh sỏi thận giai đoạn này cần có sự can thiệp của những phương pháp điều trị ngoại khoa như sau:
- Tán sỏi qua da: Đây là phương pháp hiện đại và mang lại khả năng thành công tương đối cao. Bác sĩ sẽ dùng ống với đường kính khoảng 10mm đưa qua lỗ đục lưng tiến vào bắn phá sỏi trực tiếp và đưa nước vào ống nhằm tống sỏi ra ngoài.
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Sử dụng máy tán sỏi phát sóng xung kích hay có tia laser nhằm phá vỡ sỏi ra dưới dạng bột và đào thải theo đường tiểu. Phương pháp này gần như không gây bất kỳ đau đớn nào cho bệnh nhân nhưng chỉ áp dụng với loại sỏi nhỏ hơn 3cm.
- Tán sỏi nội soi: Sử dụng ống nội soi đi vào đường tiết niệu và tán sỏi trực tiếp. Tiến hành hút hoặc gắp sỏi ra khỏi cơ thể. Phương pháp này được đánh giá an toàn, ít đau và không để lại vết rạch trên cơ thể bệnh nhân. Đối với sỏi to bệnh nhân có thể sẽ phải mổ nội soi để gắp sỏi ra ngoài.
- Mổ thận lấy sỏi: Phương pháp này hiện nay gần như không còn áp dụng vì khá nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng. Mổ thận có thể gây chảy máu, nhiễm trùng toàn thân hay dò ống nước tiểu và thời gian hồi phục rất lâu. Đặc biệt, trong quá trình mổ rất dễ bị chảy máu ồ ạt gây tử vong do động mạch thận ngay gần động mạch chủ chỉ cần chếch một chút sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Phòng bệnh sỏi thận
Uống nhiều nước
Cách phòng bệnh sỏi thận tốt nhất là bạn nên uống nhiều nước tương đương khoảng 2.5 đến 3 lít mỗi ngày. Uống đủ nước có khả năng kích thích việc đào thải sỏi ra ngoài và giảm nồng độ khoáng chất hình thành sỏi. Bạn có thể kết hợp uống nước lọc tinh khiết bổ sung vi chất cho cơ thể và nước ép trái cây tươi ngon, theo mùa mà bạn thích.
Hạn chế thực phẩm chứa oxalate
Không phải loại rau củ quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh thận. Một số loại thực phẩm chứa nhiều oxalate như củ cải đỏ, măng tây, dưa chuột, dâu tây, rau bina, khoai lang và các loại hạt họ đậu là thứ bạn nên tránh xa nếu không muốn tình trạng sỏi thận càng thêm trầm trọng. Khi oxalate trong cơ thể quá nhiều sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng sỏi thận. Vì vậy. bạn nên khám tổng quát định kỳ phát hiện bệnh sỏi thận kịp thời và thiết lập lại chế độ ăn uống thật khoa học tránh bệnh ngày càng nặng hơn.
Giảm lượng muối ăn
Bệnh tim mạch dễ mắc phải ở người già và tuổi trung niên một phần là do thói quen ăn mặn. Không chỉ gây các chứng bệnh nguy hiểm về tim, ăn mặn có thể dẫn tới tích tụ canxi và giảm nồng độ chất gây ức chế sỏi thận có sẵn trong nước tiểu. Lượng natri quá lớn tích tụ trong cơ thể cũng khiến cơ thể giữ nước do thận quá tải không thải được lượng Natri thừa ra ngoài.
Thiết lập một chế độ ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ, vitamin và giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày là cachs tốt nhất phòng chống những căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không sử dụng chất kích thích, đồ uống cà phê
Trà đặc hay cà phê đều là hai loại thực phẩm ngăn ngừa khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể. Chính chúng là nguyên nhân khiến canxi phải bài tiết đi qua đường tiểu khiến nguy cơ sỏi thận cao hơn gây khó khăn trong việc điều trị. Rượu, bia chứa purin cũng là nguyên nhân gây hình thành axit uric và làm tổn thương đến thận cũng như các bộ phận liên quan khác.
Lượng caffeine vừa đủ cũng có tác dụng lợi tiểu nhưng cũng vì thế khiến người bệnh bị mất nước, hình thành sỏi thận. Loại bỏ trà đặc, cà phê ra khỏi thực đơn hàng ngày thay vào đó là uống trà xanh thanh lọc cơ thể hay các loại nước trái cây, rau củ giàu chất xơ là cách tốt nhất giúp phòng và điều trị bệnh.
Kiểm soát lượng chất đạm nạp vào hàng ngày
Thịt động vật là một trong 10 loại thực phẩm tăng axit uric, canxi gây bệnh sỏi thận nên bỏ ngay. Lượng thực phẩm giàu chất đạm này nạp vào mỗi ngày càng nhiều càng tăng nguy cơ sỏi thận và khiến tình trạng bệnh ngày một xấu đi. Bạn nên chuyển từ thịt lợn, bò, gà sang các loại thủy hải sản tươi ngon, bổ dưỡng và cũng chỉ nên ăn vừa phải, tránh ăn quá nhiều.
Đặt mua gói khám sàng lọc tiết niệu tại Vinmec nhằm phát hiện kịp thời ngay từ giai đoạn đầu tiết kiệm chi phí và tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Ngoài phương pháp điều trị hợp lý, bạn nên mua thực phẩm an toàn vệ sinh, tươi mới mỗi ngày, nguồn gốc đảm bảo và tạo lập chế độ ăn uống cân bằng, khoa học tốt cho sức khỏe nhằm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh sỏi thận nhanh và hiệu quả hơn nhé.