Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng trẻ bị chậm vận động khi trẻ đến 3 tháng tuổi vẫn chưa biết ngóc đầu. Vậy 3 tháng tuổi mà bé không chịu ngóc đầu có đáng lo hay không ? Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi thay đổi như thế nào ?… Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhanh và chính xác nhất nhé!
Bé 3 tháng chưa biết ngóc đầu có đáng lo ?
Mặc dù ở cùng một độ tuổi nhưng sự phát triển của các bé là hoàn toàn khác nhau. Nếu bé 3 tháng tuổi chưa thể ngóc đầu nhưng trẻ vẫn có thể cầm nắm đồ vật một cách rất chặt. Ví dụ như bé có thể cầm đồ chơi, ngón tay mẹ, quần áo,… thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Khi thấy trẻ bị yếu cổ khi đã 3 tháng tuổi thì cha mẹ nên chú ý theo dõi tình tình của trẻ, đồng thời kết hợp các bài tập hỗ trợ trẻ sớm cứng cổ. Cha mẹ nên hiểu rằng, đến 3 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa thể ngóc đầu thì chứng tỏ rằng trẻ vẫn chưa thể cứng cố và cơ xương cổ của trẻ chưa được phát triển toàn diện. Do vậy, nên các bài tập chỉ mang tính chất hỗ trợ trẻ sớm cứng cổ, nếu trong quá trình tập mà trẻ có biểu hiện khó chịu hay khóc thì cha mẹ nên dừng lại ngay. Bởi nếu cha mẹ cố gắng bắt trẻ ngóc đầu trong khi trẻ chưa cứng cổ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cơ xương cổ của bé.
>>>Có thể bạn quan tâm: Trẻ Mấy Tháng Tuổi Thì Đủ Cứng Cổ Để Có Thể Ngóc Đầu?
Tình trạng trẻ chậm ngóc đầu quá lâu hay trẻ có kèm theo biểu hiện của chậm phát triển thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm phục hồi chức năng được nhà nước cấp phép để trẻ được đánh giá, can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh một cách chính xác và kịp thời nhất.
Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Tháng thứ 3 là tháng đánh dấu dấu sự thay đổi và phát triển rõ ràng nhất của trẻ. Tuy nhiên, tùy vào mỗi trẻ sẽ có một mốc phát triển riêng.
Sự thay đổi về cơ thể
Các chuyên gia cho hay, cân nặng của bé 3 tháng tuổi tăng khoảng 30% so với lúc mới sinh. Các hoạt động và cơ thể của trẻ cũng có sự thay đổi rõ rệt theo đó:
- Trẻ ngóc đầu nhiều hơn: Phần cổ của bé sẽ dần phát triển và trở nên cứng cáp hơn, bé có thể ngóc đầu lên một góc 45 đến 90 độ.
- Trẻ bắt đầu học ngồi: Nếu trẻ cứng cáp hơn nữa thì trẻ 3 tháng tuổi có thể bắt đầu học ngồi nếu có sự giúp đỡ của người lớn.
- Trẻ bắt đầu biết cầm nắm: Bé có thể cầm nắm, thậm chí là nắm rất chặt những đồ vật mà bé muốn.
- Trẻ bắt đầu hình thành thói quen: Trẻ có thể hình thành những thói quen cho cơ thể. Ví dụ như mút tay, học theo người lớn, nhận biết được mùi hương của mẹ,…
Sự thay đổi về não bộ
- Tăng thính lực: Trẻ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến những tiếng ồn xung quanh trẻ. Điều này là nền tảng cho sự phát triển khả năng nói của trẻ sau này.
- Tăng khả năng tập trung: Bé hình thành những sự tò mò về mọi thứ xung quanh và có thể tập trung vào một đồ vật mà bé chú ý.
- Tăng thị lực: Trẻ có thể nhận biết các đồ vật cách xa bản thân từ 20 đến 38cm và có thể nhìn theo đồ vật với một góc quay 180 độ.
Trẻ bắt đầu học ngôn ngữ
Như đã nói ở trên, giai đoạn này trẻ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến những tiếng ồn xung quanh. Chính vì vậy. các chuyên gia và bác sĩ khuyến khích phụ huynh trò chuyện với bé nhiều hơn trong thời gian này để thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ đang được hình thành ở trẻ.
Cha mẹ cũng có thể bắt đầu cho con học cách phát triển ngôn ngữ thứ 2 bằng cách cho trẻ nghe nhạc bằng tiếng nước ngoài nhiều hơn. Cha mẹ nên để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử, không nên dạy nghe hoặc nói cho bé 18 tháng tuổi bằng các thiết bị điện tử.
Bật mí bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho trẻ 3 tháng tuổi
Sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời ảnh hưởng rất nhiều đến các giai đoạn phát triển sau đó của trẻ. Các mẹ nên tham khảo một số bí quyết chăm sóc cho bé 3 tháng tuổi khỏe mạnh và an toàn, phòng tránh tình trạng trẻ chậm phát triển. Dưới đây là một số bí quyết mà các mẹ có thể tham khảo:
- Thường xuyên chơi đùa, nói chuyện và hoạt động cùng bé. Giúp bé tăng khả năng phát triển về khả năng nghe, nói và vận động.
- Hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian này còn rất yếu và nhạy cảm do chưa phát triển hoàn toàn nên mẹ hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
- Mẹ nên cho trẻ ra ngoài nhiều hơn trong thời gian này, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với thể giới bên ngoài nhiều hơn nhằm kích thích tính tò mò, hỗ trợ phát triển trí tuệ và khả năng thích ứng cho trẻ.
Bài viết trên đây đã trả lời cho toàn bộ thắc mắc của cha mẹ về việc trẻ 3 tháng chưa biết ngóc đầu và sự phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn này, Hy vọng, qua bài viết các bậc phụ huynh có thể hiểu hơn về quá trình phát triển của trẻ 3 tháng tuổi và có cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ.