Cách trị bệnh vảy nến tại nhà

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh mãn tính hiện vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị dứt điểm. Các bác sĩ chỉ điều trị những triệu chứng của bệnh, hạn chế hết mức có thể để bệnh không tái phát. Vậy chính xác cách trị bệnh vảy nến nào là tốt nhất?

Bài viết chỉ giới thiệu và chia sẻ thông tin hữu ích, Trung tâm chúng tôi không chữa bệnh vảy nến.

Vảy nến có chữa được không

Bệnh không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Mục đích chính chữa bệnh nhằm giải quyết các triệu chứng bệnh. Từ đó, có những phác đồ chữa bệnh giúp bệnh không tái phát. Chính vì vậy, khi đã bị bệnh bạn nên xác định sống chung với bệnh đến cuối đời. Khi được hỏi vảy nến có tự khỏi không, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi khi ở giai đoạn khởi phát nhưng sẽ bị tái phát thường xuyên.

Bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống
Bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống

Cách trị bệnh vảy nến phổ biến hiện nay

Điều trị tại chỗ

Điều tất yếu và quan trọng nhất khi điều trị căn bệnh này là người bệnh phải thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm hoặc những chất giúp làm mềm da. Việc này sẽ giúp vùng da bị tổn thương hạn chế khô, bong tróc hay ngứa ngáy khó chịu.

Điều trị toàn thân

Khi bị vảy nến toàn thân, tức đã trong tình trạng bệnh nặng, những mảng vảy xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, tạo cảm giác cực kì khó chịu cho người bệnh. Với tình trạng này, có thể dùng thuốc uống, tắm trong dung dịch thuốc hoặc kết hợp cả hai phương thức này. Một số thuốc dùng để uống như Acitretin, Methotrexate, Cyclosporin A,…

Điều trị liệu pháp ánh sáng

Điều trị bằng liệu pháp ánh sáng hay còn gọi là phương pháp quang trị liệu. Phương pháp này đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và được đánh giá mang lại hiệu quả cao, có thể sử dụng cho tất cả các thể bệnh vảy nến.

Cân nhắc điều trị đông y

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng tây y như thông thường, bệnh nhân cũng có thể cân nhắc điều trị bằng đông y. Tuy thời gian chữa bệnh lâu hơn nhưng cho hiệu quả lâu dài và không gặp phải tác dụng phụ. Căn bệnh này có thể dùng một số loại thảo dược quen thuộc để điều trị như lô hội, muối biển, cây muồng lác,…

Hỗ trợ chữa bệnh vảy nến tại nhà

Người bệnh có thể tự điều trị bệnh khi ở mức độ nhẹ bằng cách chăm sóc da kỹ lưỡng, luôn để da trong trạng thái ẩm. Bạn có thể sử dụng bộ sản phẩm trị vảy nến da nhạy cảm giúp giữ da không bị khô, hạn chế sự tạo vảy. Với những bệnh nhân bị vảy nến ở da đầu nên sử dụng bộ sản phẩm trị vảy nến da đầu kết hợp với thay đổi lối sống, ăn uống khoa học sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà,… Bởi lâu dần các độc tố tích tụ gây sẽ nguy hiểm đến sức khỏe, làm tăng mức độ bệnh, dễ tái phát và tạo nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Luôn tuân thủ điều trị bệnh tại nhà theo phác đồ của bác sĩ
Luôn tuân thủ điều trị bệnh tại nhà theo phác đồ của bác sĩ

Nên sử dụng các loại hạt như hạt lanh, hạt mè, hạnh nhân,… và các loại cá biển, rau củ quả tươi hữu cơ trong thực đơn bữa ăn hàng tuần. Hạn chế dùng các thực phẩm liên quan đến sữa tươi, sữa chua, kem, phô mai vì chúng gây kích ứng, làm tăng tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường miễn dịch giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hỗ trợ chữa lành bệnh.

Đồng thời nắm rõ các tác dụng của viên uống vitamin E với sức khỏe để sử dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngoài bôi kem dưỡng ẩm ngoài da, hàng ngày người bệnh nên ngâm mình trong nước ấm với muối Epsom hoặc bột yến mạch. Yến mạch sẽ giúp làm dịu da, đỡ ngứa, làm sạch các mảng vảy hiệu quả. Đó là những cách chữa bệnh vảy nến tại nhà được các bác sĩ khuyên áp dụng.

Phác đồ điều trị cho từng thể vảy nến

Vảy nến thể mảng

Bệnh vảy nến và cách điều trị tại nhà đối với thể bệnh này là dưỡng da, giữ da luôn ẩm, tránh khô da là điều đầu tiên cần áp dụng cho bất cứ phác đồ điều trị thể vảy nến nào. Với thể bệnh này, bệnh nhân nên sử dụng thuốc, kem bôi điều trị tại chỗ.

Vảy nến thể giọt

Tùy vào tình trạng bệnh mà có cách trị bệnh vảy nến riêng. Ở mức độ bệnh nhẹ hay trung bình,  luôn luôn cần dùng kem dưỡng ẩm. Nếu mức độ bệnh nặng, kéo dài dai dẳng, có thể dùng phương pháp quang trị liệu điều trị.

Vảy nến thể mủ

Cách trị bệnh vảy nến bằng việc sử dụng thuốc mỡ, kem bôi dưỡng ẩm là phương pháp an toàn nhất. Thuốc sẽ giúp làm mềm da, giảm cảm giác khó chịu của bệnh. Bên cạnh đó, nhất thiết cần sử dụng thuốc tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cơ thể để hỗ trợ rút ngắn thời gian trị bệnh.

Vảy nến đảo ngược

Trong trường hợp này nên hạn chế dùng thuốc tây uống, chỉ nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tác dụng làm mềm da, kháng sinh dạng kem bôi, giúp ức chế sự tăng sinh da dưới lớp vảy nến. Muốn chữa vảy nến hiệu quả, điều tiên quyết là luôn luôn sử dụng kem dưỡng ẩm cho da.

Viêm khớp vảy nến

Cách trị bệnh vảy nến ở thể bệnh này là dùng thuốc kháng viêm steroid, thuốc chống thấp khớp, tiêm nội khớp hoặc tiêm các điểm bám tận.

Vảy nến toàn thân

Sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc bôi ngoài da hoặc áp dụng phương pháp quang trị liệu để chữa vảy nến hiệu quả. Đây là thể bệnh ở mức độ nặng cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời. Khi có dấu hiệu khởi phát bệnh, người bệnh không nên chủ quan, phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Vảy nến móng

Cách trị bệnh vảy nến móng tay như sau: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ móng tay và bàn tay, cắt gọn móng tay để phần móng không bị gãy hay xước, sử dụng kem dưỡng ẩm cho các phần da xung quanh móng, tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại, sử dụng bao tay khi giặt đồ, rửa chén,…

Vảy nến da đầu

Có ba cách trị bệnh vảy nến da đầu bao gồm dùng thuốc uống bên trong, dùng thuốc bôi ngoài da và sử dụng quang trị liệu. Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Khi còn băn khoăn liệu vảy nến có chữa được không thì bạn cứ yên tâm nhé.

Vảy nến toàn thân
Vảy nến toàn thân

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì?

Thuốc làm mềm da

Sử dụng thuốc làm mềm da để làm lớp vảy mềm hơn và giảm tình trạng bong tróc. Thuốc hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra những màng hút, hạn chế lượng nước bị mất đi ở da do bay hơi. Từ đó, giúp vùng da bị tổn thương không bị khô rát khó chịu.

Thuốc dưỡng ẩm

Người bệnh nên dùng thuốc dưỡng ẩm dạng kem thay vì dạng nước lỏng giúp đạt hiệu quả cao hơn. Nên sử dụng thường xuyên và liên tục kể cả khi bệnh đã hết để tránh bệnh tái phát. Các loại thuốc này thường chứa các nhân tố giữ ẩm tự nhiên: urea, axit lactid, các amino axit,… hay chứa hoạt chất gluco-glycerol.

Những chất này giúp giữ nước ở lớp da sâu bên trong, kích hoạt hệ thống dưỡng ẩm tự nhiên của làn da. Khi được hỏi bị vảy nến nên bôi thuốc gì? Hầu hết các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân dùng thuốc dưỡng ẩm trước tiên.

Thuốc bôi chất đại diện Keratolytic

Keratolytic hay còn được biết đến là chất tiêu sừng. Thuốc bôi vảy nến này thường được dùng song song với việc dùng kem dưỡng da và thuốc làm mềm da. Thuốc bôi chất đại diện Keratolytic giúp làm bong những vùng da dày bị chai.

Vitamin D

Vitamin D là chất chống viêm tự nhiên, giúp tăng cường sự hoạt động của hệ thống miễn dịch cơ thể, làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da. Bạn có thể cung cấp vitamin cho cơ thể bằng thực phẩm tăng cường bổ sung vitamin D hoặc tắm nắng 10 phút trước 8 giờ sáng. Lưu ý không nên tắm nắng sau 8 giờ sáng bởi lúc này lượng tia cực tím có hại cho da ở mức độ cao, có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh hơn.

Vitamin D từ ánh nắng giúp chữa trị bệnh vảy nến
Vitamin D từ ánh nắng giúp chữa trị bệnh vảy nến

Corticosteroid

Đây là một trong những loại thuốc được dùng phổ biến khi điều trị vảy nến. Thuốc có tác dụng giảm viêm, đẩy nhanh quá trình bong lớp vảy, làm dịu da và thông thoáng các lỗ chân lông. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có những tác dụng phụ như nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp, bệnh đục thủy tinh thể, mụn trứng cá, giãn mạch máu, phát ban đỏ, rạn da, da mỏng đi,… Vì vậy, không nên tự ý sử dụng loại thuốc này nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Retinoid

Thuốc có chứa thành phần retinoids được dẫn xuất từ vitamin A giúp giảm viêm. Khi sử dụng có thể gây kích ứng da, da sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Do đó, khi sử dụng thuốc này, bạn nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài. Thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai vì dễ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Anthralin

Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và rửa lại bằng nước sạch ngay sau đó. Anthralin có tác dụng làm chậm quá trình phát triển quá mức của các tế bào da, loại bỏ vảy trắng, giúp da mềm mại hơn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây kích ứng da.

Hạn chế dùng thuốc tây chữa bệnh vảy nến
Hạn chế dùng thuốc tây chữa bệnh vảy nến

Trên đây là những thông tin về 5 cách trị bệnh vảy nến tốt nhất giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả mà Blog Chuối 9 muốn gửi đến các bạn. Ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này, vì vậy hãy luôn chú ý quan sát và lắng nghe mọi sự thay đổi trên cơ thể đồng thời đăng ký kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận