Mề đay được xếp vào một trong những loại bệnh ngoài da phổ biến nhưng khó điều trị dứt điểm, gây bất tiện và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Một số người khi gặp phải tình trạng nổi mề đay đều không biết cách xử lý tại nhà như thế nào để giảm thiểu cơn ngứa cũng như tổn thương. Dưới đây là một số phương pháp hữu hiệu chúng ta nên tham khảo.
Nổi mề đay là bệnh gì?
Theo nguyên cứu khoa học, nổi mề đay là một dạng phản ứng với các dị nguyên hoặc do kích ứng của da đối với những tác nhân có hại, thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường. Từ đó, da sẽ xuất hiện những phản ứng “đối kháng” bằng cách nổi mề đay, nổi mẩn ngứa ngáy thậm chí là bong tróc và tổn thương bề mặt lớp biểu bì.
Bị nổi mề đay phải làm sao?
Trong trường hợp bị dị ứng nổi mề đay, mục đích chính lúc này là phải làm sao để làm dịu đi những cơn ngứa và những vùng sưng phù trên da. Bạn có thể làm theo một số cách đơn giản như sau:
Chườm mát, tắm rửa sạch sẽ
Một trong những cách trị nổi mề đay đơn giản tại nhà trước hết là giữ vệ sinh thân thể. Nhiều người cho rằng bị mề đay thì phải kiêng tắm với nước. Nhưng thực chất điều cần thiết hơn là giữ vệ sinh để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây tổn thương ngứa ngáy.
Mặc quần áo rộng rãi
Để tránh tình trạng những sợi vải có thể chà xát vào da gây nên tình trạng ngứa, nổi mẩn đỏ và tổn thương biểu bì da. Người bệnh nên chọn lựa những bộ quần áo rộng rãi thoải mái, có chất liệu thoáng mát để mặc hằng ngày.
Bổ sung chất xơ, Vitamin A, C, E
Trong chế độ ăn của người bị mề đay nên được bổ sung các loại chất xơ an toàn có nhiều trong các loại rau củ quả hữu cơ, tăng cường thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thoa kem làm dịu kích ứng
Theo y học, thuốc mỡ hoặc kem có chứa thành phần corticosteroid cũng sẽ có tác dụng khiến cơn ngứa dịu đi, mềm da, không gây kích ứng. Tuy nhiên những loại thuốc này cần được sử dụng hợp lý theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc kháng Histamin điều trị ngứa
Thuốc kháng Histamin là một trong những loại dược phẩm dùng dưới dạng uống hoặc bôi nhằm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh mề đay gây ra. Những hoạt chất có trong thuốc sẽ hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây bệnh và vi khuẩn.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Những hoạt chất bên trong tinh dầu bạc hà có khả năng làm mát, giảm ngứa tương đối hiệu quả và rất lành tính cho làn da. Người bị mề đay nếu cảm thấy khó chịu, không nên gãi mà hãy bôi một lớp mỏng tinh dầu bạc hà để giảm thiểu triệu chứng khó chịu.
Dùng kem dưỡng ẩm
Làn da của chúng ta nếu như thiếu độ ẩm sẽ dẫn đến tình trạng khô và ngứa hơn khi bị mề đay. Chính vì vậy, cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả nên làm là bôi kem dưỡng ẩm, bảo vệ làn da, giảm ngứa, chống lại tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường.
Sử dụng bột yến mạch
Được biết, bột yến mạch pha với nước là một trong những hỗn hợp thiên nhiên có công dụng giữ ẩm giảm ngứa rất tốt cho làn da. Khi bị mề đay, bạn có thể dùng hỗn hợp này đắp lên da, sẽ cảm thấy mềm da và dễ chịu hơn nhiều.
Bôi giấm táo
Trong thành phần của dấm táo có chứa nhiều axit axetic nên có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm rất hiệu quả. Nếu vết mề đay của bạn chưa bị thương tổn thì có thể dùng dấm táo pha với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 bôi trực tiếp lên da, để 5 – 10 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Thế nào là một chế độ ăn khoa học? Đơn giản chỉ cần uống nhiều nước để mát gan giải độc, thanh lọc cơ thể và duy trì lớp ẩm cho bề mặt da. Kết hợp song song với việc ăn nhiều loại rau củ quả có tính mát, tiêu độc, giải nhiệt an toàn, hiệu quả như mướp đắng, mồng tơi, hoa quả tươi để tăng cường vitamin và dinh dưỡng. Bên cạnh đó nên hạn chế ăn những loại trái cây rau củ quả gây nóng trong người để tránh tình trạng nổi mề đay.
Chà xát nhẹ vùng nổi mề đay bằng gừng
Gừng được biết là một loại thảo dược có tính ấm, khả năng sát khuẩn cao. Vì vậy khi bị mề đay, có thể cắt vài lát gừng tươi, chà nhẹ lên vùng nổi mề đay để kháng khuẩn và hạn chế sự lây lan của bệnh trên da.
Sử dụng cây nha đam
Nếu không biết làm gì khi bị nổi mề đay, bạn có thể làm mát chỗ ngứa do mề đay gây ra bằng cách sử dụng nha đam (lô hội). Vì trong thành phần nha đam có chứa chất giảm dị ứng, làm mềm da, kháng khuẩn lành tính. Nó hoạt động như một lớp mặt nạ nước trên da, làm giảm ngay triệu chứng ngứa rát hiệu quả.
Uống trà thảo dược
Theo Đông y, mề đay là do nóng trong người mà khởi phát ra. Vì vậy, song song với việc điều trị bên ngoài, chúng ta cũng cần phải khắc phục bên trong cơ thể bằng cách uống những loại trà thảo dược có thành phần mát như chè xanh, hoa cúc, atiso, hoa nhài… để thanh lọc cơ thể hỗ trợ quá trình điều trị mề đay.
Bị nổi mề đay phải kiêng gì?
Chế độ ăn uống sinh hoạt là một trong những yếu tố quyết định đến diễn tiến của bệnh nổi mề đay. Chính vì vậy, khi gặp phải bệnh này, chúng ta cần có những lưu ý như sau:
Tuyệt đối không được gãi
Một trong những triệu chứng gây nên “sự phiền toái” cho người bệnh chính là ngứa ngáy. Nhiều người có xu hướng gãi “cho đã ngứa”. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích. Vì càng gãi, cơn ngứa càng trở nên trầm trọng hơn, không chỉ vậy mà còn khiến cho da lở loét tổn thương và nhiễm khuẩn.
Không được dùng mỹ phẩm có hóa chất
Khi chưa xác định được tác nhân nào đã dẫn đến tình trạng nổi mề đay thì tốt nhất người bệnh nên kiêng không dùng mỹ phẩm có hóa chất. Vì đây cũng có thể là nguyên nhân bệnh “bùng phát”. Nếu có sử dụng thêm các mỹ phẩm hỗ trợ, hãy chắc chắn rằng bạn đã đến tham khảo ý kiến bác sĩ tại các bệnh viện uy tín về khám da trên cả nước.
Không được sử dụng chất kích thích
Nicotin, cafein có chứa trong những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng và chỉ càng làm cho mề đay bùng phát dữ dội hơn. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng những chất này để việc điều trị diễn ra thuận lợi.
Các loại thực phẩm kiêng ăn khi bị nổi mề đay
Thực phẩm giàu chất đạm như cua, tôm, hải sản, thịt bò, gà, cá biên
Người bị dị ứng da nổi mề đay thường có hệ miễn dịch kém hoặc đang bị suy yếu. Vì vậy trong giai đoạn này cần hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều đạm như cua, tôm, thịt bò, hải sản, cá biển, gà…để hạn chế tác nhân dị ứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Những món ăn nhiều đường, nhiều muối
Nếu bổ sung một lượng muối và đường quá nhiều trong thực phẩm thì các hệ thần kinh ngoại biên có thể bị kích thích và làm cho tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng. Nếu muốn bệnh không tái phát và hệ miễn dịch được củng cố thì chúng ta nên lưu ý điều này trong cách trị nổi mề đay tại nhà.
Thực phẩm cay, nóng hay đồ chiên nhiều dầu
Những loại thực phẩm thuộc nhóm cay nóng như hồ tiêu, ớt, kim chi, sa tế hay món ăn Thái là một trong các tác nhân kích thích khiến cho tình trạng nổi mề đay thêm nặng nề hơn kèm theo cơn ngứa dai dẳng.
Trên đây là tổng hợp một số cách trị nổi mề đay tại nhà thông dụng cho những ai chưa biết. Tuy nhiên, nếu mề đay kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần trên da, tốt nhất bệnh nhân nên khám chuyên khoa tại những cơ sở y tế uy tín.
Tham khảo: incontinet.com