Xét nghiệm ADN thai nhi là phương pháp được thực hiện nhằm xác định quan hệ huyết thống của em bé trước khi được sinh ra. Nhờ có sự phát triển của ngành y và công nghệ hiện đại, xét nghiệm ADN thai nhi đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và bé. Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xét nghiệm ADN thai nhi bao nhiêu tiền?
Chi phí cho xét nghiệm ADN thai nhi thường có mức dao động từ 7.000.000đ đến gần 26.000.000đ.
Cụ thể, chi phí xét nghiệm thông thường được quy định như sau:
1. Bảng giá xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Thời gian | Chi phí xét nghiệm tiêu chuẩn | Thêm 1 mẫu |
7 – 10 ngày | 21.999.000đ | 8.000.000đ |
3 – 5 ngày | 25.999.000đ | 8.000.000đ |
Chi phí xét nghiệm ADN không xâm lấn cao hơn phương pháp xâm lấn bởi mức độ an toàn cao của phương pháp này đòi hỏi nhiều sự đầu tư về công nghệ và kỹ thuật của các chuyên gia.
2. Bảng giá xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn
Thời gian | Chi phí xét nghiệm | Chi phí chọc ối |
1 – 2 ngày | 7.000.000đ | 2.000.000đ |
4 – 12 giờ | 8.000.000đ | 2.000.000đ |
Xét nghiệm ADN xâm lấn có mức chi phí tiết kiệm hơn vì đây là thủ thuật xâm lấn trực tiếp, đơn giản hơn, nhưng còn tồn tại một số rủi ro nhất định cho sức khỏe thai nhi và thai phụ. Cần lưu ý rằng chi phí chọc ối có thể khác nhau tùy vào từng địa phương.
Hai bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thông tin chính xác và chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với trung tâm xét nghiệm ADN.
Tìm hiểu về xét nghiệm ADN thai nhi
Xét nghiệm ADN thai nhi là quá trình phân tích ADN (vật liệu di truyền) của thai nhi để so sánh đối chiếu với ADN của người bố hoặc những người thân trong gia đình để xác định mối quan hệ huyết thống giữa họ và thai nhi. Thai nhi được thừa hưởng một nửa số NST từ bố và một nửa số NST từ mẹ. Vì vậy, trong các tế bào của thai nhi đã mang các dấu hiệu di truyền từ bố mẹ. Ngoài ra, xét nghiệm ADN thai nhi còn được biết đến là xét nghiệm huyết thống trước sinh.
Hiện nay, xét nghiệm ADN thai nhi được coi là một thành công lớn của ngành di truyền học, bởi trước đây, việc xét nghiệm ADN thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ là điều khó có thể tin được. Xét nghiệm ADN thai nhi ngày nay có tính ứng dụng cao, và các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những phương pháp và kỹ thuật để quá trình xét nghiệm được hiệu quả hơn.
Xét nghiệm ADN thai nhi an toàn không?
Xét nghiệm ADN thai nhi nhìn chung là an toàn đối với thai phụ và thai nhi. Thực tế cho thấy, có những phương pháp an toàn đến 100%, trong khi có những phương pháp còn tồn tại một vài rủi ro. Nhưng nếu như thai phụ tiến hành xét nghiệm ADN thai nhi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì không cần phải quá lo lắng.
Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo nếu chỉ xét nghiệm ADN thai nhi nhằm xác định quan hệ huyết thống thì đó là điều không nên khuyến khích, bởi điều này có thể vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của thai phụ. Thay vào đó, trong trường hợp không cấp bách, bạn nên để đứa trẻ được sinh ra rồi xét nghiệm ADN sau sinh vì như vậy sẽ đảm bảo sự an toàn cũng như tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi
Có 2 hình thức xét nghiệm ADN thai nhi được dùng phổ biến hiện nay là xét nghiệm ADN không xâm lấn và xét nghiệm ADN xâm lấn.
1. Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Xét nghiệm ADN không xâm lấn là phương pháp xét nghiệm dùng máu của thai phụ để xét nghiệm thay vì thực hiện thu mẫu thông qua tiếp xúc với thai nhi.
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn gần như không có rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ hay thai nhi. Vì vậy, khi xét nghiệm ADN thai nhi thì các bác sĩ thường khuyên thai phụ thực hiện phương pháp này. Điều này khiến cho chi phí xét nghiệm thường cao hơn.
Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN không xâm lấn được giải thích bằng sự giải phóng một phần các tế bào nhau thai của thai nhi vào máu của thai phụ. Do đó, trong máu của mẹ bầu có các ADN tự do (cff – DNA). Phần DNA tự do này sẽ được sử dụng trong phân tích và so sánh với người cần xác minh quan hệ huyết thống với đứa trẻ (thường là người cha).
Phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn hoàn toàn an toàn vì không cần sự tiếp xúc với thai nhi. Phương pháp này không gây ra những biến chứng gì ở cả thai nhi và thai phụ.
Quy trình thu mẫu xét nghiệm ADN không xâm lấn diễn ra rất đơn giản. Bác sĩ chỉ cần lấy từ 7 – 10ml máu từ tĩnh mạch người mẹ và phân tích, đối chiếu với mẫu sinh phẩm của người cần đối chiểu kết quả.
Độ chính xác của phương pháp lên đến hơn 99,9999%, một con số rất đáng tin cậy. Thời gian trả kết quả xét nghiệm ADN bằng phương pháp không xâm lấn cũng hết sức nhanh chóng.
2. Xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp xâm lấn
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn là phương pháp phân tích ADN để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống bằng các thủ thuật xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.
Đặc điểm chung của 2 hình thức xâm lấn này là sử dụng mẫu ở những phần tiếp xúc với thai nhi như là dịch ối và gai nhau. Vì thế, 2 phương pháp này còn tiềm ẩn một số nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Một số ghi nhận về những rủi ro của xét nghiệm ADN xâm lấn bao gồm xuất huyết, nhiễm trùng, chuột rút, rò ối hay thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng có thể sảy thai.
Tuy vậy, nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn giỏi, kết hợp sử dụng công nghệ hiện đại thì quá trình xét nghiệm ADN xâm lấn cũng không gây ra quá nhiều lo lắng.
Khi thu mẫu, các chuyên gia sử dụng một ống kim tiêm dài, chọc qua thành bụng để để thu mẫu dịch ối đối với hình thức chọc ối. Nếu sinh thiết gai nhau, các bác sĩ sẽ dùng kim hoặc ống thông qua đường bụng để lấy một chút mẫu mô bánh nhau ở tử cung người mẹ. Trong quá trình thu mẫu xét nghiệm, các bác sĩ cần phải kết hợp với siêu âm để quan sát thai nhi, tránh để dụng cụ thu mẫu gây tổn thương tới thai nhi.
Tương tự như xét nghiệm ADN không xâm lấn, kết quả xét nghiệm ADN xâm lấn cũng chính xác gần như tuyệt đối, nhưng thời gian trả kết quả nhanh hơn, chi phí thấp hơn so với phương pháp không xâm lấn.
Thời điểm xét nghiệm ADN thai nhi an toàn
Theo nhiều chuyên gia, xét nghiệm ADN thai nhi thường được thực hiện khi thai nhi ở tuần tuổi từ 10 đến 17 tùy vào từng phương pháp.Trên thực tế thai nhi được 10 tuần tuổi đã có thể tiến hành xét nghiệm. Nhưng để có được sự an toàn cho cả mẹ và bé, thai phụ nên nghe theo hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ trước khi xét nghiệm.
Cụ thể, thời điềm được khuyến cáo cho mẹ bầu có nhu cầu xét nghiệm ADN thai nhi như sau:
Phương pháp | Thời điểm phù hợp |
Xét nghiệm ADN không xâm lấn | Tuần thứ 7 |
Chọc ối | Tuần thứ 16 – 17 |
Sinh thiết gai nhau | Tuần thứ 10 – 13 |
Loại mẫu xét nghiệm của người thân
Nếu như ADN của thai nhi là mẫu ADN tự do trong máu của mẹ hoặc mẫu dịch ối và mẫu gai nhau, mẫu sinh phẩm của người thân cần xét nghiệm đa dạng hơn. Ta có thể dùng mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng, mẫu tóc, móng tay, móng chân,…
Đối với các loại mẫu đơn giản dễ lấy, ban có thể tự lấy sẵn ở nhà nếu không có thời gian tới trung tâm, hoặc chọn dịch vụ thu mẫu tại nhà sao cho thuận tiện nhất với bạn.
Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, cần phải tới trung tâm y tế để thực hiện các thủ thuật lấy mẫu, siêu âm để đảm bảo tính an toàn.
Quy trình xét nghiệm ADN thai nhi
Bước 1: Lắng nghe tư vấn và chỉ dẫn từ các chuyên viên y tế
Bởi xét nghiệm ADN thai nhi là vẫn đề hết sức nhạy cảm nên sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn hết sức cần thiết. Bạn nên nghe theo những chỉ dẫn và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về dịch vụ xét nghiệm cũng như phướng pháp xét nghiệm phù hợp nhất.
Bước 2: Điền phiếu yêu cầu xét nghiệm
Sau khi được lắng nghe tư vấn, bạn sẽ được điền phiếu yêu cầu xét nghiệm để xác nhận dịch vụ xét nghiệm của mình.
Bước 3: Tiến hành thu mẫu xét nghiệm
Các chuyên viên y tế sẽ phụ trách thu mẫu xét nghiệm cho bạn để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé, cũng như đảm bảo về chất lượng mẫu.
Bước 4: Thanh toán chi phí xét nghiệm
Hiện nay, các trung tâm xét nghiệm cho phép bạn thanh toán chi phí xét nghiệm dưới nhiều hình thức như tiền mặt, chuyển khoản, quẹt thẻ.
Bước 5: Chờ kết quả xét nghiệm
Sau khi thanh toán, bạn có thể ra về và chờ đợi kết quả xét nghiệm trong khoảng thời gian được cam kết.
Lời khuyên khi xét nghiệm ADN thai nhi
Để quá trình xét nghiệm ADN thai nhi được thuận lợi nhất, có một số lời khuyên dành cho bạn như sau:
- Nên lắng nghe và thực hiện theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ
- Tìm hiểu kỹ trung tâm xét nghiệm trước khi đăng ký. Nên lựa chọn những trung tâm xét nghiệm có uy tín để có được kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.
- Lưu ý thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ sau khi thực hiện thu mẫu xét nghiệm ADN thai nhi, đặc biệt là đối với những trường hợp xét nghiệm ADN xâm lấn.
Xét nghiệm ADN thai nhi có vai trò vô cùng quan trọng trong ngành y nói riêng và trong xã hội nói chung. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp trước khi xét nghiệm ADN thai nhi bạn nhé!