Xét Nghiệm NIPT Tuần Thứ 9 Kết Quả Có Chính Xác Không?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, xét nghiệm NIPT nên được thực hiện sớm nhất khi thai nhi ở tuần tuổi thứ 10. Nếu thai nhi mới 9 tuần làm xét nghiệm NIPT sẽ có độ chính xác không cao. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân và đề xuất những việc thai phụ nên làm ở tuần 9 để cả mẹ và bé được khỏe mạnh.

Xét nghiệm NIPT 9 tuần có chính xác không?

Câu trả lời là xét nghiệm NIPT tuần thứ 9 cho kết quả có độ chính xác không cao. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, xét nghiệm NIPT nên được thực hiện từ tuần thứ 10 trở đi. Đây là mốc thời gian sớm nhất mà xét nghiệm NIPT có thể được thực hiện một cách an toàn, chính xác và hiệu quả cao.

Như vậy, nếu thai kỳ đang ở tuần thứ 9, mẹ bầu nên kiên nhẫn chờ đợi thêm 1 tuần để đảm bảo kết quả xét nghiệm NIPT được chính xác hơn. Khoảng cách giữa một tuần là không nhiều, nhưng thai nhi luôn phát triển từng ngày. Bạn không nên nôn nóng vội vàng, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác, khiến bạn lãng phí thời gian cũng như công sức và tiền bạc, và đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

9 tuần làm xét nghiệm nipt
9 tuần làm xét nghiệm NIPT có thể chưa đủ căn cứ về độ chính xác.

Tại sao không nên xét nghiệm NIPT tuần thứ 9?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên xét nghiệm NIPT tuần thứ 9 bởi độ chính xác của xét nghiệm không cao.

Thông thường, ADN tự do trong máu của mẹ được dùng khi xét nghiệm NIPT đủ dùng và đủ mức ổn định khi thai nhi được 10 tuần tuổi trở đi. Bản chất của xét nghiệm NIPT là tách chiết, phân tích đoạn ADN để phát hiện những bất thường về số lượng nhiễm sắc thể của thai nhi. Đối với xét nghiệm NIPT, để đạt được kết quả có độ chính xác cao, lượng ADN trong máu thai phụ cần ở mức độ ổn định.

Do vậy, nếu mẹ bầu nôn nóng khi 9 tuần muốn làm xét nghiệm NIPT thì kết quả xét nghiệm có thể rơi vào trường hợp bị dương tính giả hoặc âm tính giả và dẫn đến những hậu quả nguy hiểm sau này.

Trường hợp Hậu quả
Dương tính giả: Thai không mang dị tật nhưng được kết luận là có mắc dị tật. Có khả năng phải thực hiện thủ thuật chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để thực hiện việc chẩn đoán xác định với rủi ro về sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi, trong trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể bị sảy thai.
Âm tính giả: Thai nhi mang dị tật  nhưng được kết luận là không mắc dị tật bẩm sinh. Mất đi giá trị của xét nghiệm NIPT vì mẹ bầu không biết được dị tật để thực hiện sàng lọc. Hơn nữa, điều này còn gây ra tâm lý chủ quan, khiến mẹ bầu không siêu âm, kiểm tra sức khỏe thai nhi thường xuyên.
9 tuần làm xét nghiệm nipt
Kết quả xét nghiệm NIPT không chính xác gây ra những hậu quả khôn lường.

Ở tuần thai thứ 9 mẹ bầu nên làm gì?

Khi mang thai ở tuần tuổi thứ 9, thai phụ nên:

Đi khám thai và siêu âm

Việc khám thai và siêu âm thai nhi có vai trò hết sức quan trọng, để theo dõi tình trạng thai và sức khỏe thai nhi. Cụ thể, khi đi siêu âm, thai phụ sẽ có thể:

  • Xác định được chính xác số lượng và vị trí của thai:

Việc xác định được chính xác về số lượng và vị trí của thai sẽ giúp cho bác sĩ đưa ra lời tư vấn về các biện pháp sàng lọc trước sinh cho thai phụ phù hợp hơn nhằm mang tới kết quả chính xác nhất. Đặc biệt đối với những mẹ bầu mang thai đôi, thai ba thì việc xét nghiệm NIPT thai đôi luôn được khuyến cáo bởi độ tin cậy cao.

  • Xác định tuổi thai chính xác hơn:

Tuổi thai nhi là vấn đề quan trọng khi thực hiện bất cứ loại xét nghiệm nào. Việc sai lệch tuổi thai nhi gây ra những ảnh hưởng đáng kể tới kết quả xét nghiệm cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé. Từ việc xác định tuổi thai chính xác, các bác sĩ mới có thể thực hiện các xét nghiệm cho mẹ bầu một cách an toàn và hiệu quả.

Kết quả xét nghiệm chính xác mới có thể giúp cho mẹ bầu an tâm hơn, thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Ngược lại, nếu không rõ chính xác về tuổi thai, rất có thể mẹ bầu phải đứng trước sự hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng đến thai nhi.

9 tuần làm xét nghiệm nipt
Nên thực hiện siêu âm và khám thai để kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi.

Có lối sống lành mạnh

Tuần 9 của thai kỳ là một tuần hết sức nhạy cảm do đây là thời điểm mà các tác nhân bất lợi có thể làm tăng thêm rủi ro thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Vì thế, ở giai đoạn này, thai phụ cần hết sức lưu ý xây dựng một lối sống lành mạnh, giữ gìn sức khỏe để tránh nhiễm các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu,…Bên cạnh đó, thai phụ cần tránh xa các chất kích thích như khói thuốc, không sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn nói chung.

Ngoài ra, thai phụ nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin (nhóm B9, B12) và những vi chất như sắt, canxi, kẽm,…

9 tuần làm xét nghiệm nipt
Mẹ bầu nên có lối sống lành mạnh để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Như vậy, có thể kết luận rằng thai phụ không nên 9 tuần xét nghiệm NIPT. Thay vào đó, mẹ bầu nên kiên nhẫn đợi thêm 1 tuần và chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe để giúp thai nhi phát triển tốt, phần nào tránh mắc phải nguy cơ về dị tật bẩm sinh. Nếu mẹ bầu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ tới những mẹ bầu khác để lan tỏa kiến thức về mang thai an toàn và khỏe mạnh mẹ nhé!

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận