Vật lý trị liệu chuyên cung cấp các giải pháp điều trị nhằm giúp người gặp phải các chấn thương, khuyết tật, trẻ bị bại não, trẻ chậm phát triển, trẻ khuyết chức năng vận động… có thể cải thiện và phục hồi đáng kể. Để hiểu hơn về phương pháp này thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Chi phí can thiệp vật lý trị liệu là bao nhiêu?
Chi phí khi can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh luôn là vấn đề khiến nhiều gia đình lo lắng khi có người thân cần can thiệp phương pháp này để chữa bệnh bởi thời gian can thiệp thường rất dài và có thể phải dùng nhiều công cụ hỗ trợ.
Trong khi đó, chi phí dịch vụ vật lý trị liệu của mỗi cơ sở cũng có sự chênh lệch và khác nhau chẳng hạn như: ở viện công chi phí can thiệp vật lý trị liệu có thể chỉ giao động từ khoảng 250.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ nhưng với các phòng khám hay bệnh viện tư nhân thì mức chi phí này có thể cao hơn rất nhiều.
Lý do là các phòng khám ngoài nhà nước quy định vấn đề chi phí dựa trên nhiều yếu tố: thời gian can thiệp, địa điểm can thiệp, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc hỗ trợ tập vật lý trị liệu, chuyên gia hỗ trợ….Do đó để giúp các gia đình có thêm các thông tin về chi phí can thiệp vật lý trị liệu thì chúng tôi đã tìm hiểu và tóm gọn nội dung trong bảng báo giá dưới đây để mọi người có thể tham khảo:
Tên dịch vụ vật lý trị liệu | Đơn vị tính | Giá tham khảo |
Điện trị liệu | Lần | 70.000 VNĐ đến 120.000VNĐ |
Siêu âm trị liệu | Lần | 100.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ |
Kéo dãn cột sống bằng máy | Lần | 150.0000 VNĐ đến 200.000 VNĐ |
Sóng ngắn trị liệu | Lần | 200.000 VNĐ đến 650.000 VNĐ |
Điều trị bằng tay | Lần | 200.000 VNĐ |
Điều trị bằng sóng xung kích | Lần | 200.000VNĐ |
Tập các bài tập tay | Lần | 350.000VNĐ |
Bấm huyệt – massage | Lần | 350.000 VNĐ đến 400.000VNĐ |
Từ trường trị liệu | Lần | 100.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ |
Vật lý trị liệu hô hấp | Lần | 60.000 VNĐ |
Vật lý trị liệu cho trẻ em | Lần | 150.000 VNĐ |
Tập khớp gối bằng máy | Lần | 150.000 VNĐ |
Tập vật lý trị liệu tại nhà | Lần | Liên hệ |
Lưu ý:
- Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thuộc mức giá cố định của bất kỳ một đơn vị, cơ sở đảm nhiệm điều trị vật lý trị liệu nào.
- Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể xem trực tiếp bảng giá tại bệnh viện, trung tâm do đơn vị cung cấp
- Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại nhà thì khách hàng liên hệ tới số hotline của người phụ trách hoặc hotline của phòng khám, trung tâm để được hỗ trợ.
Tìm hiểu về phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu hay còn gọi là vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng để can thiệp và điều trị các tình trạng ở người gặp các chấn thương, khuyết tật, các tình trạng bất thường về vận động ở trẻ sơ sinh như: chậm phát triển, bại não, tật nứt đốt sống, trẻ bị vẹo cổ sang một bên hay các vấn đề liên quan tới hệ thống xương khớp…
Trong đó, vật lý trị liệu được phân làm rất nhiều dạng khác nhau như:
- Vật lý trị liệu chỉnh hình
- Vật lý trị liệu lão khoa
- Vật lý trị liệu nhi khoa
- Vật lý trị liệu thần kinh
- Hỗ trợ những bệnh nhân phục hồi chức năng tim, phổi sau phẫu thuật
- Liệu pháp chăm sóc vết thương
- Liệu pháp cho những bệnh nhân tiền đình, điều trị thông mũi…
>>> Xem thêm: Vật Lý Trị Liệu Có Tác Dụng Gì? Đối Tượng, Thời Điểm Can Thiệp
Các phương pháp vật lý trị liệu
Cũng như nhiều phương pháp can thiệp khác thì vật lý trị liệu cũng sở hữu nhiều phương pháp vật lý trị liệu để phù hợp với các tình trạng bệnh lý của các đối tượng ở những lứa tuổi khác nhau. Trong đó các phương pháp vật lý trị liệu cũng được phân bổ để chia thành các nhóm sau:
- Vật lý trị liệu vận động
Phương pháp vật lý trị liệu vận động được chia làm hai dạng là chủ động và thụ động. Cụ thể là:
Vật lý trị liệu thụ động |
|
Vật lý trị liệu chủ động |
|
- Vật lý trị liệu bằng xoa bóp, bấm huyệt
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt là một dạng thông dụng nhất trong liệu pháp vật lý trị liệu và cũng là phương pháp được dùng nhiều trong đông y.
Trong đó toàn bộ quá trình thực hiện đều được sử dụng lực chính của đôi bàn tay các chuyên viên, kỹ thuật viên… tác động lực lên các huyệt đạo có liên quan tới vùng vận động mà người bệnh đang bị ảnh hưởng. Kết hợp cùng với đó là thao tác xoa bóp ở bên ngoài da nhẹ nhàng.
Tác dụng: giúp giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó do các bệnh về gân, khớp, dây chằng, giúp tăng tính linh hoạt của khớp và cải thiện vận động cho người bệnh.
Đối tượng áp dụng: Trẻ mắc chứng vẹo cổ xơ ức đòn chũm, trẻ tự kỷ, người bị mắc các vấn đề xương khớp, tiền đình, mất ngủ…
- Vật lý trị liệu tập luyện bằng tay cùng người hỗ trợ có chuyên môn
Đối với nhiều trường hợp người bệnh có thể tập luyện bằng các bài tập nhẹ nhàng có sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc người có chuyên môn. Và họ sẽ trực tiếp dùng tay để hỗ trợ người bệnh tập luyện mà không cần hỗ trợ bởi thiết bị máy móc.
Tác dụng: Hỗ trợ làm mềm cơ, kích thích khả năng hoạt động ở các khớp.
Đối tượng áp dụng: Thông thường các bài tập này thường với các trường hợp như chơi thể thao bị chệch khớp, khu vực nối của đốt sống bị chệch khỏi vị trí, trẻ bị chân vòng kiềng, chân bị chệch khớp háng bẩm sinh…
Những trường hợp cần can thiệp vật lý trị liệu
Theo các chuyên gia thì vật lý trị liệu có thể giúp nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi với nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau hỗ trợ cải thiện và phục hồi chức năng vận động. Cụ thể là:
Đối tượng người lớn |
|
Đối tượng trẻ nhỏ |
|
Theo đó, với tất cả các trường hợp trên đây thì người bệnh đều cần can thiệp vật lý trị liệu để cải thiện chức năng vận động, hỗ trợ tăng tầm vận động và ngăn ngừa các biến chứng thứ phát xảy ra.Tuy nhiên tùy vào tình trạng của từng người các chuyên gia sẽ kiểm tra và đưa ra phác đồ vật lý trị liệu phù hợp để hỗ trợ cải thiện tốt nhất.
Lợi ích của phương pháp vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu mang đến nhiều hiệu quả thiết thực và mang đến những giá trị to lớn cho ngành y học hiện đại. Chính điều đó đã khiến cho phương pháp này được các chuyên gia tin tưởng sử dụng để can thiệp trong tiến trình cứu chữa bệnh cho những bệnh nhân bị ảnh hưởng về chức năng vận động.
Bên cạnh đó trước khi khuyên người bệnh nên can thiệp trị liệu bằng phương pháp vật lý thì các chuyên gia cũng phân tích cho người nhà bệnh nhân hiểu rõ được bản chất của phương pháp này cũng như lợi ích mà phương pháp này đem lại như:
- Hỗ trợ giảm đau mà không dùng thuốc
Bản chất của phương pháp vật lý trị liệu chính là sử dụng các liệu pháp trị liệu bằng vật lý mà không sử dụng được các thành phần của thuốc chữa bệnh.
Do đó, những người được can thiệp vật lý trị liệu người bệnh sẽ cảm nhận được bệnh tình có thể thuyên giảm và giảm hẳn các triệu chứng đau mà không phải nhờ tới thuốc giảm đau như trước đây.
Điều này sẽ thấy rất rõ ở những người bệnh mắc các vấn đề về xương khớp như: Vẹo cột sống ở trẻ ,cong vẹo đốt sống cổ, chệch khớp háng, người thoát vị địa đệm…
- Phòng ngừa một số bệnh liên quan tới sức khoẻ
Đối với những người lớn tuổi thì việc thường xuyên luyện tập các bài tập trị liệu còn giúp phòng ngừa rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Chẳng hạn như: phòng ngừa tình trạng đột quỵ ở tuổi già;hỗ trợ điều hoà hơi thở và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, huyết áp; hỗ trợ xương khớp dẻo dai….
- Cải thiện và phục hồi chức năng nhanh chóng sau các chấn thương
Các bài tập vật lý trị liệu là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người bệnh sau chấn thương, sau phẫu thuật, bại liệt… có thể phục hồi và cải thiện nhanh chóng để sinh hoạt lại bình thường. Bởi vì các bài tập sẽ hỗ trợ cho các cơ, khớp hay những vị trí mới được phẫu thuật có thể nhanh chóng phục hồi và trở lại trạng thái bình thường trong thời gian sớm nhất. Đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc phục hồi và hoàn thiện thể chất của người sau các chấn thương.
- Hạn chế phải can thiệp phẫu thuật với chi phí cao
Hầu hết trong các trường hợp tổn thương nhẹ như xương khớp, các tình trạng bệnh lý ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm thì các chuyên gia đều khuyên gia đình nên để cho người bệnh can thiệp vật lý trị liệu. Bởi vì phương pháp này giúp người bệnh có thể cải thiện các chức năng vận động đang gặp vấn đề và có thể phục hồi nếu người bệnh được can thiệp kịp thời và kiên trì tập luyện.
Đặc biệt, khi người bệnh có thể cải thiện chức năng vận động theo phương pháp vật lý trị liệu thì họ sẽ không cần phải tham gia các buổi phẫu thuật có chi phí đắt đỏ và có thể gặp phải những rủi ro không đáng có nếu không may trong quá trình phẫu thuật gặp phải sự cố ngoài ý muốn.
Như vậy, bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ đến bạn vật lý trị liệu để làm gì? Đặc biệt, với những lợi ích và thành tựu mà vật lý trị liệu đem lại thì các gia đình có người bệnh hay trẻ nhỏ cần can thiệp vật lý trị liệu hoàn toàn có thể yên tâm để sử dụng phương pháp này mà không phải lo lắng tới những biến chứng về sau.