Vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tại nhà được áp dụng phổ biến bởi phương pháp này giúp cho người bệnh có thể cải thiện và phục hồi các chức năng hoạt động bị tổn thương. Tuy nhiên việc ứng dụng các bài tập vật lý trị liệu như thế nào để đạt được hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để tập các bài vật lý trị liệu.
Top 3 bài tập vật lý trị liệu đơn giản tại nhà dành cho tất cả mọi người
Những bài tập vật lý trị liệu đơn giản tại nhà có thể giúp cải thiện, khắc phục và hạn chế các di chứng sau phẫu thuật, chấn thương được khôi phục và hoạt động tốt hơn. Và dưới đây là 3 bài tập vật lý trị liệu đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Bài số 1: Bài tập nhấn bóng
Đối tượng áp dụng: Hỗ trợ cho trẻ chậm vận động, trẻ chậm đi, kích thích các chức năng vận động sớm ở trẻ, trẻ trên 3 tháng tuổi
Công dụng: Kích hoạt cơ bụng và giúp chuẩn bị cho việc tập bò được tốt hơn
Chuẩn bị: 1 quả bóng cao su đường kính 15-20cm
Thao tác thực hiện:
- Bước 1: Để trẻ nằm ngửa trên thảm
- Bước 2: Đưa quả bóng ra trước mặt của trẻ để thu hút trẻ cầm bóng bằng hai tay
- Bước 3: Nhấn nhẹ nhàng quả bóng xuống ngực của trẻ và đợi cho trẻ đẩy ngược lại
- Bước 4: Lặp lại động tác khoảng 10 – 15 lần
Lưu ý: Bố mẹ nên duy trì rèn luyện hàng ngày để kích thích trẻ phát triển các chức năng vận động.
Bài số 2 : Bài tập vật lý trị liệu kéo căng cánh tay
Cánh tay cũng là khu vực dễ gặp phải chấn thương vì là bộ phận hoạt động thường xuyên và dễ gặp phải các tai nạn tác động. Và khi bị tổn thương nếu không được phục hồi sẽ làm khu vực bị tổn thương trở thành một tật gây cản trở tới quá trình hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Do đó để cải thiện và khôi phục được các di chứng do tổn thương cánh tay thì bạn có thể tham khảo bài tập vật lý trị liệu sau:
- Bước 1 : Chuẩn bị không gian tập luyện
- Bước 2: Đưa 1 bên cánh tay ngang với mặt đất và sử dụng cánh tay còn lại nắm lấy khuỷu tay và kéo ngang qua ngực
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế ở bước 2 trong khoảng 10 đến 15 giây
- Bước 4: Thực hiện lại bước 2 thêm khoảng 5 lần cho mỗi bên và thực hiện tập luyện hàng ngày để tăng thêm hiệu quả
Lưu ý: Khi thực hiện bạn có thể đứng hoặc ngồi để thực hiện động tác này nhưng vẫn phải đảm bảo cột sống không bị ảnh hưởng
Bài số 3: Bài tập nâng chân thẳng giúp kéo dãn cơ đùi
Với những người thường xuyên chơi thể thao thì việc làm giãn cơ trước khi tập thực sự cần thiết bởi nó giúp cho việc tập luyện hạn chế được các chấn thương không đáng có. Do đó, với những người thường xuyên chơi thể thao hay thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan tới căng cơ, chuột rút… thì bài tập sau đây sẽ giúp bạn có thể hạn chế đáng kể và ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này.
Để thực hiện bạn làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khu vực tập và thảm tập để đảm bảo an toàn
- Bước 2: Nằm ngửa trên thảm đã trải ở khu vực bằng phẳng
- Bước 3: Co một chân lại sao cho bàn chân tiếp xúc với mặt đất
- Bước 4: Từ từ nâng chân còn lại thẳng lên cao và kéo dãn hết mức có thể
- Bước 5: Giữ khoảng 10 giây sau đó thực hiện lặp đi lặp lại từ 10-15 lần và đổi bên
Cân nhắc 3 lưu ý khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà hay người lớn đều đem đến hiệu quả tức thì giúp cải thiện và phục hồi chức năng hoạt động. Tuy nhiên khi thực hiện bạn cũng nên chú ý những vấn đề sau để bài tập đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi tập luyện
Mặc dù các bài tập vật lý trị liệu đều mang lại những hiệu quả tích cực khi được áp dụng nhưng không phải một bài tập có thể áp dụng cho tất cả các vấn đề tổn thương mà người bệnh gặp phải.
Chính vì vậy, khi bạn có dự định sẽ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà thì bạn cần phải kiểm tra và hỏi ý kiến các chuyên gia. Bởi vì các chuyên gia đã nắm được tình trạng và mức độ chấn thương mà bạn đang gặp phải nên các chuyên gia sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp và bài tập phù hợp nhất.
- Nguyên tắc tập luyện theo tháp tăng dần độ khó
Việc nôn nóng được khỏi nhanh là tâm lý của hầu hết những người đang mắc chấn thương. Tuy nhiên việc tập luyện quá sức hay tập luyện nhiều bài tập có độ khó ngay từ đầu sẽ khiến cho khu vực chấn thương phải chịu tải lực quá lớn khiến cho vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi tiếp cận với các bài tập vật lý trị liệu bạn nên thực hiện những bài tập đơn giản trước để cho cơ thể kịp làm quen. Sau đó tăng dần độ khó theo từng ngày và kiên trì luyện tập thì chắc chắn bạn sẽ thành công và nhận được kết quả đáng mong đợi nhất.
- Duy trì tập vật lý trị liệu thường xuyên
Phương pháp vật lý trị liệu cũng như các phương pháp can thiệp sau chấn thương khác luôn cần được rèn luyện thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngay cả khi tình trạng có thể đã được phục hồi hoàn toàn thì việc tập luyện vẫn nên được duy trì để giúp cho các cơ, khớp được dẻo dai và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra khi bạn gặp phải sau này. Bên cạnh đó, duy trì luyện tập còn giúp cho cơ thể khoẻ mạnh hơn cũng như giúp cho tình trạng chấn thương không bị tái lại.
Hy vọng những hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc rèn luyện tại nhà. Và nếu gặp khó khăn trong việc tập luyện hãy liên hệ với các chuyên gia hoặc người phụ trách của bạn để được hỗ trợ kịp thời nhé.