Vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện sự phát triển về vận động, trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, bài tập cần được hướng dẫn và tập luyện bởi chuyên gia, không nên tự thực hiện tại nhà. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà được sử dụng phổ biến hiện nay.
Một số sai lầm cần tránh khi tiến hành vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà
Mẹ có thể tham khảo các bài tập vật lý trị liệu tại nhà cho trẻ tại các trang thông tin điện tử hoặc tin tức của bệnh viện nhưng vẫn nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện. Ngoài ra, mẹ thường mắc phải một số sai lầm sau đây khi tiến hành vật lý trị liệu tại nhà cho trẻ.
1. Không kiên trì
Các bài tập vật lý trị liệu luôn đòi hỏi thời gian và sự kiên trì khi cho trẻ thực hiện. Chính vì vậy, mẹ cần duy trì thời gian luyện tập đều đặn hằng ngày. Ngoài ra, mẹ hãy tham khảo ý kiến của các chuyên viên vật lý trị liệu về tần suất thực hiện cho trẻ sao cho phù hợp với thể trạng.
2. Lựa chọn sai bài tập
Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh vô cùng đa dạng và hỗ trợ nhiều mặt khác nhau. Chính vì vậy, trước khi thực hiện, mẹ cần tham khảo kỹ thuật và công dụng của bài tập. Nếu lựa chọn bài tập không phù hợp, vấn để trẻ gặp phải có nguy cơ nặng thêm hoặc tái phát rất cao.
3. Gia tăng tần suất
Trong quá trình luyện tập, nhiều mẹ có xu hướng tăng tần suất thực hiện với mong muốn đẩy nhanh quá trình phục hồi ở trẻ. Điều này hoàn toàn phản khoa học, không những không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn khiến sức khỏe của trẻ suy giảm.
Một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà
Vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh cần có lộ trình và phương pháp tập luyện phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Phần dưới đây sẽ giới thiệu một số bài tập vật lý trị liệu dành cho trẻ bại não, trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ trật khớp háng bẩm sinh và trẻ bị chân vòng kiềng.
1. Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não
Bài tập tạo thuận nâng đầu bằng tay là bài tập hỗ trợ làm khỏe các cơ duỗi tại vùng cổ và cơ thân mình của trẻ. Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não cần thực hiện nhiều lần trong ngày với thời gian mỗi lần kéo dài 20 phút.
Bài tập điều chỉnh đầu về vị trí trung tâm cũng là bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ trẻ bại não hiệu quả. Trẻ bại não thường có xu hướng ưỡn đầu ra sau. Bài tập này giúp cải thiện tình trạng trên, đưa cổ về vị trí bình thường. Bài tập này cần thực hiện mỗi ngày và thời gian thực hiện mỗi lần 20 phút.
2. Bài tập dành cho trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm
Có ba bài tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tác động vào vùng cơ ức đòn chũm như sau:
- Xoa bóp vùng cơ ức đòn chũm: Bài tập sử dụng tay để tác động tới khối cơ ức đòn chũm một cách nhẹ nhàng. Khi đó, các khối xơ sẽ tan dần. Thực hiện động tác mỗi ngày giúp gia tăng hiệu quả bài tập.
- Kéo giãn cơ ức đòn chũm: Bài tập hỗ trợ làm giãn vùng cơ ức đòn chũm. Việc kéo giãn đầu và cơ đòn chũm về hai phía ngược nhau sẽ tác động rất tốt tới vùng cơ ức. Giữa những lần thực hiện cần có 10 phút cho trẻ thả lỏng, không nên tiến hành liên tục.
- Xoay đầu trẻ: Đầu trẻ được quay từ từ sang hai bên trong khi vai được cố định. Động tác luyện tập cơ vùng cổ, phát huy tác dụng tốt nhất khi được tập nhiều lần trong ngày.
3. Bài tập cho trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ ở thời điểm sơ sinh sẽ rất khó phát hiện nên cha mẹ cần để ý kĩ các biểu hiện của con. Khi trẻ trưởng thành, bài tập cho trẻ chậm phát triển thường sẽ là đưa ra những bài luyện từ đơn giản. Bài tập sẽ đi từ mức độ dễ tới khó tùy vào khả năng của trẻ.
4. Vật lý trị liệu trật khớp háng bẩm sinh
Vật lý trị liệu trật khớp háng bẩm sinh thường được tiến hành sau khi trẻ được khắc phục ổn định. Bài tập có tác dụng hỗ trợ luyện khớp háng được dẻo dai, tránh tình trạng co cứng khớp. Hai động tác phổ biến được sử dụng trong vật lý trị liệu khớp háng bẩm sinh như sau:
- Động tác dạng háng: Khi thực hiện động tác này, vùng khớp háng của trẻ được linh hoạt, tạo độ linh hoạt, không bị co cứng.
- Động tác xoay trong háng: Khác với động tác trên chỉ tiến hành xoay ra ngoài, động tác này sẽ xoay khớp háng từ ngoài vào trong.
5. Bài tập cho trẻ có chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng không phải tình trạng hiếm gặp ở trẻ. Vật lý trị liệu chân vòng kiềng trẻ em có thể giúp cải thiện tình trạng của bé bằng một vài động tác đơn giản như:
- Động tác nằm đạp xe: Nằm đạp xe là động tác tác động tới hầu hết các cơ ở trẻ. Đặc biệt, động tác giúp uốn nắn hình dạng chân cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Động tác này tương tự với việc đạp xe đạp, rất vui và thú vị.
- Động tác co duỗi chân: Động tác được thực hiện với mục đích hỗ trợ phát triển tại các vùng như xương chậu, gân và cơ tại vùng đùi. Động tác cần lặp lại nhiều lần trong ngày để đem lại hiệu quả nhất cs thể
3. Mức độ hiệu quả khi thực hiện vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà
Khi thực hiện vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh tại nhà, bạn sẽ khó lòng đạt được kết quả tốt bởi khả năng thực hiện đúng phương pháp và kỹ thuật vô cùng hạn chế. Bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các đơn vị phục hồi chức năng uy tín để được can thiệp kịp thời.
Vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh cần thực hiện càng sớm càng tốt để không bỏ lỡ thời điểm vàng. Tốt nhất ngay từ khi phát hiện trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên đưa con đi phục hồi chức năng để trẻ có thể dễ dàng cải thiện và đạt kết quả tốt nhất.
Tập vật lý trị triệu cho trẻ sơ sinh tại nhà rất dễ gặp các sai lầm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các đơn vị phục hồi chức năng uy tín để con có được phương pháp và bài tập phù hợp với thể trạng.