Trẻ yếu cơ gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt của bé khi trưởng thành. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến trẻ bị yếu cơ.
1. Trẻ bị yếu cơ có nguy hiểm không?
Trẻ bị yếu cơ rất nguy hiểm vì ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ nhỏ. Thậm chí nhiều trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ bị liệt cơ. Chính vì vậy khi phát hiện trẻ có các biểu hiện yếu cơ, trẻ chậm đi, đứng không vững dù đã đủ tuổi,.. mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.
Tuy bệnh không trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ nhưng về lâu dài sẽ để lại những di chứng khi trẻ lớn lên. Một số trẻ 10 tháng chưa cứng cổ nhưng gia đình vẫn chủ quan cho rằng khi lớn con sẽ tự phát triển. Điều này là không nên, cha mẹ hãy đưa trẻ tới các đơn vị y tế uy tín để trẻ được kiểm tra và đánh giá.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị yếu cơ
Trẻ yếu cơ nguyên nhân chủ yếu là do thiếu Acetycholin – một chất dẫn truyền thần kinh giúp các cơ trong cơ thể có thể hoạt động nhịp nhàng. Lượng Acetylcholin không đủ và suy giảm khiến các cơ tay, chân bị suy giảm về chức năng thậm chí dẫn đến liệt cơ. Thiếu Acetylcholin chủ yếu xảy ra do:
- Cơ thể gặp các kháng thể kháng Acetylcholin khiến chất này suy giảm nghiêm trọng.
- Yếu cơ do di truyền.
- Trẻ mắc bệnh tim mạch nặng dẫn đến tình trạng yếu cơ.
- Trẻ mắc u tuyến ức dễ bị yếu cơ.
Để xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị yếu cơ, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành kiểm tra, đánh giá. Việc xác định đúng nguyên nhân trẻ bị yếu cơ giúp quá trình điều trị đi đúng hướng hơn.
>>>Thông tin hữu ích: Vì Sao Trẻ Chậm Biết Đi? 6 Nguyên Nhân Phổ Biến Nhất
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị yếu cơ
Bệnh yếu cơ ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ sau này. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện dưới đây, mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra:
- Trẻ sụp mí, mắt lác trẻ lâu cứng cổ,…
- Dấu hiệu trẻ chậm biết đi, chậm vận động, khả năng nói kém. Đặc biệt, bé dễ bị sặc do cơ nói, nhai, nuốt bị tổn thương.
- Bé có biểu hiện suy hô hấp, thở khó.
- Bé ăn uống kém, gặp khó khăn trong việc tập trung.
Đặc biệt, biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ yếu cơ là trẻ gặp các vấn đề với cơ chân. Có rất nhiều triệu chứng khác nhau nên để đảm bảo bé phát triển bình thường, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
4. Trẻ yếu cơ thì phải làm sao?
Việc quan trọng nhất bố mẹ cần làm khi phát hiện con bị yếu cơ là đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và đánh giá tổng quát về tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cũng như cách kiểm soát bệnh phù hợp với thể trạng của trẻ.
>>> Xem thêm: Trẻ Mấy Tháng Tuổi Thì Đủ Cứng Cổ Để Có Thể Ngóc Đầu?
5. Một số lưu ý trong chăm sóc trẻ yếu cơ
Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây khi chăm sóc trẻ yếu cơ tại nhà:
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không hỏi trước ý kiến của bác sĩ.
- Việc cho trẻ uống thuốc tự do làm gia tăng nguy cơ làm bệnh trở nặng.
- Không kết hợp thuốc Tây y và Đông y trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ.
- Không tự ý bỏ thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ kali từ chuối và đu đủ.
- Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường họng như răng, miệng, hầu họng vì ảnh hưởng tới các thuốc ức chế miễn dịch.
- Tránh để trẻ gặp các stress hoặc lo âu về tinh thần.
- Không để nhiệt độ cơ thể trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến trẻ bị yếu cơ. Khi bệnh có biểu hiện tiến triển, bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, theo dõi và điều trị.