Hiện nay có rất nhiều quan điểm của nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng trẻ trốn lẫy trốn bò là do trẻ đang phát triển tốt. Vậy quan điểm về việc trẻ trốn bò, trốn lẫy có tốt không và cần làm gì nếu thấy trẻ có những biểu hiện của việc trốn lẫy và trốn bò. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
Trẻ trốn lẫy trốn bò có tốt không?
Vấn đề trẻ trốn lẫy, trốn bò có rất nhiều quan điểm khác nhau và một phần lớn trong số đó các bậc phụ huynh đều cho rằng đó là điều bình thường và đáng tự hào vì con đang vượt trội hơn những bạn khác. Nhưng theo các chuyên gia thì đó lại là điều lo ngại bởi đó là điều bất thường trong giai đoạn phát triển của trẻ. Trong đó quá trình phát triển của trẻ bị thiếu hụt ở bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng về một số chức năng vận động sau này.
Lý do là, khi trẻ lẫy hoặc bò đồng thời trẻ sẽ phát triển và kích thích các bộ phận khác trên cơ thể phát triển như tay, chân, mắt… Kéo theo đó là hệ thống não bộ, thần kinh và thể chất của trẻ cũng phát triển theo. Chính vì vậy việc trẻ trốn lẫy trốn bò không hề tốt bởi điều đó đồng nghĩa với việc sau này vấn đề vận động của trẻ có thể gặp khó khăn như: không thể tự xúc, tập viết, chơi thể thao…
Ngoài ra, khi trẻ trốn bò hoặc trẻ có dấu hiệu bỏ qua các giai đoạn lẫy hoặc bò cho thấy trẻ có thể đang mắc phải vấn đề nào đó liên quan tới sức khoẻ hoặc thậm chí đó còn là nguy cơ sớm của những bệnh lý nguy hiểm như: trẻ bại não, trẻ gặp vấn đề về chức năng vận động, trẻ bị khuyết tật bẩm sinh…
Do đó với những trường hợp trẻ có những dấu hiệu bất thường trong việc bỏ lỡ hay không đạt được mốc phát triển của một đứa trẻ bình thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để nắm bắt được lý do gây nên những bất ổn đó và cũng để bố mẹ có thể cùng các bác sĩ và chuyên gia can thiệp kịp thời cho trẻ để giúp trẻ có thể cải thiện và phục hồi sớm tình trạng trốn lẫy, trốn bò.
>>>Có thể bạn quan tâm: Trẻ Thường Biết Trườn Và Bò Khi Nào? Chậm Nhất Mấy Tháng?
Tầm quan trọng của giai đoạn học lẫy, học bò ở trẻ
Trẻ nhỏ trải qua nhiều mốc phát triển để hoàn thiện các chức năng vận động và lớn lên khỏe mạnh, phát triển thể chất toàn diện. Và mỗi thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ như: lẫy, trườn, bò, ngồi, đứng, đi… đều đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong tiến trình phát triển chức năng vận động ở trẻ.
Trong đó mỗi giai đoạn sẽ đóng một vai trò riêng hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ trong việc vận động, nhận thức và hành vi. Cụ thể là giai đoạn trẻ học lẫy và học bò là giai đoạn tiền để để giúp cho trẻ được luyện tập phát triển các chức năng vận động, hỗ trợ phát triển cơ và xương khoẻ mạnh để trẻ có thể chống đỡ cả cơ thể sau này khi trẻ bước sang giai đoạn đi. Vì vậy mà giai đoạn học lẫy và học bò ở trẻ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ như:
Thúc đẩy quá trình phát triển cơ thể |
|
Tăng cường khả năng phối hợp và phát triển cơ bắp |
|
Mở rộng tầm nhìn |
|
Tăng cường hoạt động có ích cho trẻ |
|
Định hình hình dáng đầu của trẻ |
|
Cải thiện giấc ngủ của trẻ |
|
Bên cạnh đó, khi trẻ lẫy bò trẻ sẽ học được nhiều điều mới mẻ về kỹ năng vận động, nhận thức và hành vi. Điều đó giúp trẻ phát triển toàn diện mọi cơ quan chức năng trong cơ thể và ngày càng khoẻ mạnh hơn. Đó cũng chính là tiền đề vững chắc để trẻ có thể học các kỹ năng ngồi, đứng, đi, chạy… sau này.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ trốn lẫy trốn bò
Rất nhiều bố mẹ cho tới thời điểm này vẫn nghĩ việc con trốn lẫy trốn bò là bình thường nhưng đó lại là một quan điểm sai lầm và có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển. Do đó khi bố mẹ thấy con có những dấu hiệu bất ổn của việc trốn lẫy, trốn bò thì bố mẹ cần phải thực hiện ngay những việc sau đây:
- Đưa trẻ tới gặp các chuyên gia y tế
Khi bố mẹ thấy lo lắng hay phát hiện ra trẻ có những biểu hiện bất ổn khi trẻ không có nhu cầu hoặc trốn lẫy trốn bò thì bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khoẻ. Việc kiểm tra sẽ giúp bố mẹ nhận được những đánh giá và lời khuyên tốt nhất từ phía các chuyên gia. Đặc biệt, việc kiểm tra và can thiệp sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội hơn để cải thiện và phục hồi các chức năng mà trẻ đang bị khiếm khuyết hoặc tổn thương…sớm nhất và đạt được kết quả tốt nhất.
- Kích thích trẻ vận động thường xuyên
Ngoài việc thực hiện theo phác đồ trị liệu của các chuyên gia thì bố mẹ cũng nên thường xuyên khuyến khích trẻ vận động. Chẳng hạn như sử dụng các món đồ chơi yêu thích của trẻ và yêu cầu trẻ lẫy hoặc bò đến để lấy đồ chơi. Hay bố mẹ có thể sử dụng những đồ chơi màu sắc kích thích thị giác của trẻ và để đồ chơi ở khu vực xa tầm với của trẻ để khiến trẻ phải bò hoặc lẫy đến vị trí đồ vật đó để lấy.
Tóm lại trong mọi trường hợp có thể và tùy theo khả năng của bé bố mẹ hãy tạo thật nhiều cơ hội cho con có thể rèn luyện việc lẫy, bò bằng một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ
Bố mẹ cũng nên chú trọng tới việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bởi vì khi đứa trẻ được nuôi dưỡng với chế độ đầy đủ thì thể chất của trẻ sẽ phát triển. Cùng với đó trẻ sẽ khỏe mạnh hơn, các cơ vững chắc hơn, tinh thần tốt hơn… Trong đó bố mẹ nên chú trọng sử dụng nhiều các nhóm thực phẩm có lợi cho trẻ như: protein, đạm, vitamin, khoáng chất…
Đặc biệt là ưu tiên các thực phẩm rau củ đúng mùa để hạn chế sử dụng phải các sản phẩm chứa chất kích thích, chất tăng trưởng. Bởi vì một số thành phần trong sản phẩm thuốc tăng trưởng có thể gây biến đổi gen cũng như ảnh hưởng tới việc phát triển của trẻ làm cho trẻ bị cản trở một số chức năng vận động như trẻ chậm bò, chậm lẫy.Tốt nhất nếu bố mẹ có điều kiện để nuôi trồng thì có thể trồng các loại rau củ ngay tại nhà để cung cấp thêm nguồn thực phẩm sạch cho con có những món ăn bổ dưỡng và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.Nhờ đó mà trẻ có một thể chất khỏe mạnh cùng một sức khỏe tốt làm tiền đề phát triển của trẻ sau này.
Như vậy bài viết hôm nay chúng tôi đã cùng bố mẹ tìm hiểu về việc trẻ trốn lẫy trốn bò có tốt không? Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cho bố mẹ hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc lẫy, bò ở trẻ. Và nếu trong quá trình nuôi dưỡng trẻ gặp khó khăn bố mẹ hãy liên hệ với các chuyên gia để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất nhé.