Khi trẻ trốn lẫy nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng đó là điều bình thường nhưng thực tế trẻ đang không bắt kịp mức vận động. Trẻ chậm lẫy sẽ gặp phải vấn đề về sự phát triển thể chất, não bộ cũng như nhận thức. Bài viết sau sẽ giải đáp cho mẹ những vấn đề trẻ có thể gặp phải khi trốn lẫy.
Trẻ trốn lẫy có sao không?
Trẻ trốn lẫy là dấu hiệu trẻ đang chậm phát triển so với lứa tuổi. Nếu bé không xảy ra hành động lẫy, trẻ sẽ có hệ xương không được chắc khỏe theo đúng độ tuổi và có nguy cơ gặp tình trạng bẹp đầu, trẹo cổ.
Trẻ sinh non thường có thời gian lẫy chậm hơn do có xu hướng chậm bắt kịp sự phát triển theo độ tuổi. Bé 5 tháng chưa biết lật, bố mẹ đưa trẻ cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, tránh chủ quan gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
>>>Xem thêm: Trẻ Sinh Non Mấy Tháng Biết Lật? Khi Nào Cần Can Thiệp?
Nhiều cha mẹ cho rằng việc trốn lẫy ở trẻ là bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ cần trải qua đủ ba giai đoạn lẫy, trườn, bò,… để có thể phát triển tốt nhất về cả thể chất, trí tuệ và khả năng nhận thức xung quanh. Bé trốn lẫy sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ tại thời điểm hiện tại đồng thời gặp các khó khăn khi tự xúc căn, viết chữ hoặc chơi thể thao khi trẻ trưởng thành.
3 bất lợi bé có thể gặp phải khi trốn lẫy
Trẻ trốn lẫy sẽ có những ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của trẻ. Do đó, ba mẹ cần nắm rõ trẻ mấy tháng biết lật để xác định trẻ có bị trốn lẫy hay không. Nguyên nhân là do trẻ trốn lẫy có nguy cơ ảnh hưởng tới vận động, não bộ, nhận thức và giác quan. Tìm hiểu ngay những bất lợi trẻ dễ gặp phải khi trốn lẫy trong phần dưới đây.
1. Ảnh hưởng tới sự phát triển vận động
Lẫy là một trong những hoạt động để trẻ có thể tiến tới các hoạt động cao hơn như ngồi, bò, đứng, vịn. Khi trẻ trốn lẫy đồng nghĩa với việc các mốc vận động khác cũng bị chậm theo. Ngoài ra, trẻ trốn lẫy cơ thể thường ít linh hoạt, khó tự chủ trong thay đổi tư thế.
Thông thường trẻ trốn lẫy sẽ yếu ớt hơn trong những hoạt động thường ngày và khi đến độ tuổi phát triển. Thậm chí có những bé khi tới độ tuổi tập đi vẫn không đủ sức lực để có thể tự nhấc cơ thể lên khỏi sàn nhà.
Ngoài ra, trẻ trốn lẫy sẽ ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật. Nguyên nhân là do lẫy là một trong những vận động tinh giúp kéo giãn các dây chằng ở khuỷu tay và cổ tay của trẻ.
Khi đến tuổi đi học, trẻ sẽ có xu hướng viết chữ nguệch ngoạc vì tại ngón tay cái, khớp lớn nhất không được mở rộng một cách hết cỡ.
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ
Nếu trẻ trốn lẫy, trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của não bộ. Khi trẻ lẫy cần kết hợp sự vận động linh hoạt của tứ chi. Tay chân là hai bộ phận có liên hệ trực tiếp với não bộ. Các ngón tay có liên quan tới các vùng ở não bộ như ngón cái có liên quan tới thùy trước trán, ngón trỏ liên quan trực tiếp tới thùy trán. Khi em bé phối hợp tứ chi để lẫy, bò, các bán cầu não sẽ được kích thích, phát triển tốt.
Khi bé sở hữu thể chất khỏe mạnh thì liên kết nơ ron thần kinh sẽ phát triển tốt. Đặc biệt, ở giai đoạn 0 – 1 tuổi, các nơ ron thần kinh sẽ phát triển và có kết nối mạnh mẽ nhất nên các hành động như lẫy rất cần thiết cho sự phát triển não bộ. Khi trẻ được tạo điều kiện môi trường để lẫy, các chu trình và liên kết nơ ron thần kinh sẽ được hoạt động rõ ràng, hỗ trợ tốt cho sự phát triển của trẻ một cách toàn diện.
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức – giác quan
Tương tự như người lớn, lẫy cũng được coi là một bài thể dục dành cho các bé. Khi lẫy, em bé không những khỏa mạnh về thể chất mà còn phát triển về nhận thức và giác quan. Việc hoạt động giúp toàn bộ oxy được thức đẩy lên não một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.
Một trường hợp vô cùng đơn giản như khi em bé tập tummy time, có khả năng lẫy và bò sớm. Khi đó, em bé có hệ hô hấp và phổi tốt, nhanh chóng cứng cổ và thậm chí xoay chuyển tốt cơ vai.
Lẫy là hành động giúp di chuyển đầu. Bé sẽ nghe được đa dạng các âm thành từ nhiều góc độ khác nhau. Khả năng quan sát của trẻ cũng thay đổi, trẻ được mở rộng góc nhìn, nhanh chóng phát triển về nhận thức, cảm giác và khả năng nhận thức về thế giới xung quanh.
Trẻ trốn lẫy sẽ gặp các bất lợi liên quan tới thể chất, trí tuệ cũng như sự nhận thức. Chính vì vậy, ngay khi thấy con có dấu hiệu trốn lẫy, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, đánh giá, tránh bỏ qua giai đoạn vàng để cải thiện chứng chậm nói.