Hiện tượng trẻ sơ sinh người mềm nhũn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc một số bệnh bẩm sinh như giảm trương lực cơ bẩm sinh, nhiễm trùng hoặc tổn thương não. Cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy cùng tìm hiểu rõ các nguyên nhân và biện pháp khắc phục tại bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh yếu, người bé mềm nhũn
Có rất nhiều lý do có thể dẫn tới cơ thể trẻ sơ sinh bị mềm nhũn như giảm trương lực cơ, chấn thương mạnh vùng đầu, khối u não, độc tố ảnh hưởng đến não hoặc các bất thường về phát triển thần kinh. Tình trạng tỉnh – thức, vận động, cảm xúc, bệnh lý, các xáo trộn về chuyển hóa máu đều có ảnh hưởng.
Dưới đây là 2 nguyên nhân nổi bật đã được nghiên cứu, dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh người mềm nhũn, cha mẹ nên biết.
Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể bị một dạng tăng trương lực cơ nặng được gọi là chứng loạn dưỡng tăng trương lực cơ bẩm sinh. Dạng này được đặc trưng bởi nhược cơ nặng hay còn là mềm nhẽo ở trẻ sơ sinh.
Trẻ bị yếu cơ trầm trọng, bắp thịt của em bé rất yếu và nhão kể cả yếu các cơ kiểm soát động tác thở và nuốt. Những vấn đề này xuất hiện càng sớm, bệnh càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng và cần được chăm sóc đặc biệt.
Trương lực cơ bất thường là kết quả của các vấn đề ở hệ thần kinh hoặc chấn thương ở các mô khác. Trường hợp trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé sinh non, tay và chân bé không đưa ra ngoài mà bé thường giữ sát cơ thể. Nếu trẻ bị yếu cơ thì tay chân mềm khác thường, lực nắm yếu làm bàn tay luôn mở ra thay vì nắm tay, những trẻ này sờ vào người thấy mềm và thường các khớp rất dẻo.
Trẻ sơ sinh bị mềm nhũn người bẩm sinh thường sinh ra với bàn chân vẹo, bàn chân và ống quyển bị cong vẹo. Vấn đề này do sự phát triển bất bình thường của bắp thịt ở phần dưới chân và bàn chân của thai nhi lúc còn trong bụng mẹ.
Các cơ tự ý ở mặt, cổ và phần dưới của cánh tay thường bị yếu và teo tóp khi bị chứng loạn dưỡng tăng trương lực cơ. Các cơ giữa xương sườn và cơ hoành, chuyển động lên và xuống để hít thở không khí cũng có thể bị yếu đi. Các vận động bất thường này ở trẻ thường mất đi khi đi ngủ.
Cơ thể trẻ bị mềm nhũn có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng rối loạn vận động chức năng, khi đó trẻ sẽ bị động với mọi tác nhân từ bên ngoài cũng như không kiểm soát được hành vi, hoạt động cầm, nắm của mình, cha mẹ nên lưu ý vấn đề này.
Tổn thương não
Trong quá trình phát triển của thai nhi, trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn, trẻ bị tổn thương một hoặc nhiều vùng của não dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp.
Tổn thương não bẩm sinh xảy ra khi thai nhi còn nằm trong tử cung hoặc trong khi sinh gây ra tình trạng chi mềm nhũn điển hình là bệnh bại não bẩm sinh ở trẻ. Do nhau thai thường không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi hoặc trẻ đẻ non.
Trẻ nhỏ có thể dễ bị thiểu năng trí tuệ do sự phát triển bất bình thường của các phần não mà người ta cho rằng do những dị biến di truyền. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra bị mềm nhũn không thể nhấc đầu và tứ chi.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng và vận động của mẹ bầu có thể không phù hợp dẫn đến các bất thường về phát triển thần kinh ở trẻ do độc tố ảnh hưởng. Nếu mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đầu thai kỳ cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng và mềm nhũn người.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh khiến cơ thể bé bị mềm nhũn. Cha mẹ nên theo dõi và tìm hiểu kỹ lưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ để trẻ được can thiệp vật lý trị liệu, tìm ra nguyên nhân kịp thời.
Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh người mềm nhũn
Hiện nay chưa có phương thức đặc trị nào để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh người mềm nhũn triệt để. Tuy nhiên cha mẹ nên tham khảo những biện pháp khắc phục dưới đây để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị mềm nhũn không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều vấn đề trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ.
- Mẹ mang thai cần được theo dõi và quản lý thai nghén chặt chẽ để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ tránh đẻ non tháng, nhẹ cân. Bảo vệ trẻ không bị các bệnh nhiễm trùng và chấn thương sọ não.
- Chữa trị cần bắt đầu từ sớm ngay khi phát hiện bệnh của trẻ.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc triệu chứng dẫn tới tình trạng người trẻ mềm nhũn, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp phù hợp nhất.
- Trẻ sơ sinh người bị mềm nhũn cần đến việc hỗ trợ hô hấp như thông hơi nhân tạo, ít ra cũng là trong giai đoạn đầu do hệ hô hấp bị chứng loạn trương lực cơ bẩm sinh ảnh hưởng.
- Trẻ sơ sinh yếu, cơ nuốt bị ảnh hưởng, trẻ nhỏ cần đến kỹ thuật cho ăn đặc biệt hoặc ống dẫn sữa/ thức ăn vào bao tử để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tránh bị nghẹn.
- Trẻ cần được chăm sóc phối hợp với sự kết hợp của bác sĩ điều trị, nhân viên vật lý trị liệu, giá viên, nhân viên công tác xã hội.
- Điều trị bằng nội khoa, phẫu thuật và phục hồi chức năng giúp cải thiện sự phối hợp động tác cơ và dây thần kinh, phòng ngừa hoặc làm giảm tối thiểu các rối loạn chức năng.
- Áp dụng vật lý trị liệu tại nhà cho trẻ sơ sinh để giúp tăng khả năng vận động các cơ của con.
Cha mẹ cần phải nỗ lực và chăm sóc mẹ và trẻ nhỏ cẩn thận trong suốt quá trình thai kỳ để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé tránh những tình trạng xấu. Đặc biệt là cần can thiệp kịp thời nếu có những dấu hiệu phát triển bất thường ở mẹ bầu và trẻ sơ sinh.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng trẻ sơ sinh yếu, người bé mềm nhũn. Hy vọng những thông tin này có thể hỗ trợ cho bạn trong quá trình chuẩn bị hành trang cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. Nếu có những thắc mắc bạn hãy liên hệ chữa trị kịp thời để đảm bảo phát triển lành mạnh cho trẻ.