Trẻ Bị Vẹo Cổ Có Chữa Được Không? Can Thiệp Điều Trị Ra Sao?

Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có thể không khiến trẻ bị đau nhưng trẻ sẽ có tư thế không đẹp và bị ảnh hưởng nhiều tới các chức năng vận động sau này của trẻ. Do đó nhiều bậc phụ huynh có thắc mắc rằng trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có chữa được không cũng như trẻ sẽ được can thiệp điều trị như thế nào. Để giải đáp những thắc mắc đó thì bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu nhé.

Trẻ vẹo cổ có chữa được không
Trẻ vẹo cổ có chữa được không – can thiệp điều trị cho trẻ vẹo cổ

Trẻ bị vẹo cổ có chữa được không?

Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh khiến trẻ gặp khó khăn trong việc vận động và lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cả hình dáng của trẻ cũng như trẻ có thể mang theo tật vẹo cổ suốt đời nếu không được can thiệp và chữa trị kịp thời. Do đó rất nhiều phụ huynh có con bị mắc chứng vẹo cổ có chung thắc mắc về việc:” trẻ vẹo cổ có chữa được không?”.Và để lý giải cho vấn đề này thì chúng tôi đã tìm tới các chuyên gia để được hỏi rõ hơn về việc can thiệp cho trẻ bị vẹo cổ.

Trong đó theo các chuyên gia thì khi trẻ sơ sinh bị mắc tật vẹo cổ nếu được can thiệp trong giai đoạn sớm ở thời điểm sau sinh ( tốt nhất là trong tháng đầu mới sinh và trước năm 2 tuổi) của trẻ thì khả năng cải thiện và phục hồi chức năng  cổ của trẻ có thể được cải thiện đạt được mức tối đa nhất.

Lý giải cho việc các chuyên gia khuyên bố mẹ nên cho con can thiệp sớm bởi vì ở những tuần đầu sau sinh cổ của trẻ sơ sinh vẫn chưa cứng hoàn toàn nên việc can thiệp, nắn chỉnh để khớp cổ của trẻ vào đúng vị trí sẽ dễ dàng hơn và trẻ cũng không bị ảnh hưởng nhiều trong quá trình can thiệp. Bên cạnh đó, khi trẻ can thiệp sớm thì tỷ lệ thành công cũng sẽ cao và trẻ cũng có nhiều cơ hội hơn để bắt kịp với các mốc phát triển đúng với độ tuổi của trẻ.

Vì vậy, khi bố mẹ phát hiện con có những dấu hiệu vẹo cổ ở trẻ sơ sinh thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và có phác đồ can thiệp phù hợp nhất giúp con sớm được cải thiện và phục hồi.

 

can thiệp cho trẻ vẹo cổ
Trẻ vẹo cổ có chữa được không

Trẻ bị vẹo cổ can thiệp thế nào?

Tật vẹo cổ của trẻ sơ sinh có thể không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ có tư thế không đẹp cũng như hạn chế các vận động như: trẻ chậm lẫy, trẻ trốn bò hay trẻ chậm đi . Bởi vậy, việc can thiệp sớm để trẻ cải thiện và phục hồi các chức năng vận động là điều cần thiết và cấp bách mà các bậc phụ huynh nên tiến hành ngay sau khi phát hiện con bị vẹo cổ.

Trong đó theo các chuyên gia thì trẻ vẹo cổ có thể can thiệp bằng các phương pháp sau:

  • Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Các phương pháp vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ có thể giúp trẻ cải thiện và phục hồi chức năng của khớp cổ dễ dàng hơn nếu trẻ được can thiệp sớm và kịp thời. Đặc biệt các bài tập vật lý trị liệu mà các chuyên gia áp dụng cho trẻ sơ sinh chủ yếu là những bài tập giúp làm mềm cơ và mềm khối u ở cổ với dạng vẹo cổ do u xơ cơ ức đòn chũm…

Can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ
Vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ

Quan trọng hơn là phương pháp này không cần phải sử dụng tới thuốc và giúp hạn chế được tình trạng phải phẫu thuật với chi phí đắt đỏ và có thể sẽ gặp rủi ro trong quá trình phẫu thuật. Theo đó để thực hiện được các phương pháp này thì bố mẹ có thể đưa trẻ tới tập luyện tại các trung tâm phục hồi chức năng uy tín trên địa bàn, các khoa vật lý trị liệu của các bệnh viện lớn hoặc xin ý kiến của các chuyên gia để can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ tại nhà bằng các bài tập đơn giản và an toàn cho trẻ.

Lưu ý, vật lý trị liệu không phải là cách chữa vẹo cổ cho trẻ sơ sinh. Đây chỉ là các biện pháp can thiệp giúp trẻ phục hồi chức năng tốt nhất, hạn chế sự ảnh hưởng đến các mốc phát triển quan trọng trong đời.

  • Sử dụng dụng cụ chỉnh hình

Ngoài việc tập luyện vật lý trị liệu thì trẻ có thể được các chuyên gia chỉ định cho sử dụng một số các loại dụng cụ chỉnh hình để cải thiện hình dáng của cổ. Trong đó phổ biến nhất là loại đai cổ mềm được dùng để cố định đầu trẻ ở vị trí trung gian và giúp trẻ quen dần với dáng đầu thẳng.

nẹp cổ cho trẻ bị vẹo cổ
Trẻ được sử dụng nẹp mềm để chỉnh hình tật vẹo cổ
  • Sử dụng liệu pháp điện trị liệu

Ở phương pháp này các chuyên gia sẽ sử dụng một dòng điện một chiều để thực hiện đưa thuốc vào khu vực khối u giúp cho khối u mềm và tan dần đi.

  • Mục đích: Giảm đau, tan khối u và làm mềm cơ cổ của trẻ
  • Đối tượng áp dụng: Trẻ từ 3 tháng tuổi
  • Thời gian thực hiện: Từ 15 phút đến 20 phút và kéo dài từ 15 đến 20 lần .

Lưu ý:

  • Phương pháp cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín
  • Quá trình thực hiện có sự hỗ trợ của các chuyên gia, chuyên viên, người có chuyên môn
  • Trẻ cần được theo dõi và kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo trẻ an toàn
  • Phẫu thuật

Với những trẻ trên 2 tuổi khi khớp cổ của trẻ đã cứng thì việc uốn nắn để cổ trẻ hết vẹo sẽ khó khăn hơn. Do đó, các phương pháp can thiệp trên có thể sẽ kém hiệu quả nên khi đó trẻ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để can thiệp và tác động vào tật vẹo cổ của trẻ giúp trẻ cải thiện và phục hồi các chức năng trong thời gian sớm nhất.

phẫu thuật trẻ vẹo cổ
Trẻ vẹo cổ ở thể nặng có thể phải can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật
  • Gia đình giúp trẻ rèn luyện tại nhà

Ngoài việc trẻ được can thiệp tại các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng thì bố mẹ có thể cùng con tập các bài tập tại nhà để đẩy nhanh quá trình rèn luyện ở trẻ. Chẳng hạn như bố mẹ thực hiện các động tác massage cho trẻ, hỗ trợ trẻ thay đổi tư thế ngủ hay ngồi để trẻ nằm ngủ và ngồi đúng tư thế. Cùng với đó bố mẹ luôn phải tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để luyện tập và trẻ không cảm thấy nản lòng thì kết quả luyện tập mới có thể được cải thiện sớm.

Bố mẹ hỗ trợ can thiệp cho trẻ vẹo cổ
Bố mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho trẻ để trẻ không nằm ngủ quá lâu với một bên

Như vậy bài viết hôm nay chúng tôi đã cùng bố mẹ đi tìm hiểu xem trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có chữa được không. Mong rằng những thông tin chúng tôi mới cung cấp sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bố mẹ. Và nếu quá trình nuôi dưỡng trẻ có bất kỳ vấn đề gì bất ổn mà bố mẹ thấy lo lắng hãy đưa trẻ đi kiểm tra và hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể hạn chế nhất những vấn đề gây hại cho con để giúp con phát triển toàn diện.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận