Hiện nay, nhiều cha mẹ còn đang thắc mắc về việc trẻ mấy tháng thì biết lật. Mỗi cử chỉ và hành động của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời luôn nhận được rất nhiều quan tâm của cha mẹ, đặc biệt là những cột mốc như lần đầu con biết lật, lẫy,… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giúp cho cha mẹ hiểu hơn về việc trẻ chậm lẫy giúp cho cha mẹ tự đánh giá tình trạng phát triển của trẻ.
Trẻ mấy tháng thì biết lật ?
Bé có thể tự lật sấp ngửa nhẹ nhàng vào cuối tháng thứ 4 tùy thuộc vào việc trẻ lâu cứng cổ hay không. Một số bé đã khá cứng cáp và có thể tự lật từ 3 đến 4 tháng. Bởi các phần cơ xương của cơ thể trẻ đã phát triển cứng cáp giúp cho bé có đủ sức để dùng cánh tay và đẩy cơ thể lên để lật. Chính vì vậy nên việc trẻ con mấy tháng thì biết lẫy sẽ không có câu trả lời chính xác.
Hầu hết các trẻ sơ sinh thường lật sấp trước vì lật ngửa đòi hỏi trẻ phải sử dụng nhiều sức lực hơn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ. Chính vì vậy, sau khi lật sấp được từ 1 đến 2 tháng thì trẻ mới có thể lật ngửa được. Quá trình tập lẫy, cứng cổ, ngóc đầu sẽ giúp ích cho những dấu mốc phát triển tiếp theo của trẻ.
Xem thêm: Trẻ Mấy Tháng Tuổi Thì Đủ Cứng Cổ Để Có Thể Ngóc Đầu?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh đang tập lẫy
Tùy vào khả năng phát triển của từng bé mà thời gian lật của các bé cũng có sự khác nhau. Cha mẹ nên để ý những dấu hiệu sau để có thể biết được bé mấy tháng thì biết lẫy:
- Bé đã cứng cổ khi được đặt nằm sấp, nhiều bé cứng cáp hơn đã có thể dùng tay để nâng đỡ phần thân trên. Đó là các dấu hiệu nhận biết cho việc trẻ đã sẵn sàng tập lật.
- Bé bắt đầu có hứng thú với đồ chơi, có xu hướng dịch chuyển lại gần các đồ vật mà mình thích. Dấu hiệu nhận biết là bé sẽ làm các thao tác như dơ tay và rướn người về phía vật đó.
- Bé thường giơ hai chân lên cao và dùng tay cầm lấy hai chân của mình hoặc đung đưa chân qua lại khi bé được đặt nằm ngửa.
- Trẻ thường tự mình nằm nghiêng.
Khi thấy bé có những dấu hiệu trên thì cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi trẻ để trẻ có thêm động lực có thể lật nhanh hơn mà không cần quan tâm đến việc trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết lẫy. Còn nếu trẻ đến tuổi mà vẫn không có dấu hiệu tập lẫy thì cha mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế uy tín hoặc các trung tâm phục hồi chức năng đượcc cấp phép để trẻ được đánh giá và can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh một cách kịp thời nhất.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết lật
Việc em bé mấy tháng biết lẫy phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như bé bị yếu cơ cổ và khả năng phát triển của từng bé. Tuy nhiên, để tránh tình trạng trẻ chậm biết lật thì cha mẹ nên tìm hiểu về nguyên nhân chậm biết lật ở trẻ để có thể phòng tránh một cách tốt nhất cho trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bé chậm biết lật:
- Cân nặng vượt chuẩn: Việc sở hữu cân nặng quá tiêu chuẩn sẽ khiến trẻ yếu cơ. Chính vì vậy nên bé gặp khó khăn hơn trong việc lật, lẫy. Chính vì vậy trong quá trình mang thai và sau khi trẻ được sinh ra thì cha mẹ nên kiểm soát dinh dưỡng và cân nặng của con.
- Thiếu hụt canxi: Thiếu hụt canxi sẽ khiến cho trẻ không cứng cáp, hệ cơ và xương của bé phát triển chậm dẫn đến tình trạng bé không thể lật, lẫy. Cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm canxi cho trẻ ngay từ khi mới sinh và tăng cường cho trẻ ra ngoài trời để trẻ có thể hấp thụ vitamin D và tăng sức đề kháng.
- Khó cử động do trang phục: Điều này thường xảy ra với các bé vào mùa đông. Cha mẹ sợ trẻ bị cảm lạnh nên mặc nhiều quần áo hoặc những trang phục khiến bé khó chịu sẽ khiến cho những vận động của bé trở nên khó khăn hơn. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc trẻ em mấy tháng thì biết lật.
- Trở ngại tâm lý: Điều này hình thành là do trước đó trẻ đã gặp những tai nạn khi tập lật khiến cho những lần sau đó trẻ sẽ cảm thấy sợ và không muốn thử lại. Lúc này, cha mẹ nên động viên con để hỗ trợ bé từng bước một chứ không nên thúc ép con.
- Bé bị sinh non: Các chuyên gia và bác sĩ cho biết, thường trẻ sinh non chậm phát triển hơn so với mốc phát triển của lứa tuổi từ vài tuần cho đến vài tháng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm biết lẫy.
- Hiện tượng “trốn lẫy”: Một số bé sẽ bỏ qua giai đoạn lẫy hay còn gọi là trốn lẫy để chuyển qua những giai đoạn khác phát triển khác.
Những nguyên nhân kể trên sẽ làm ảnh hưởng đến việc em bé mấy tháng thì biết lật. Tuy nhiên có rất nhiều trẻ có đủ sự cứng cáp để có thể lật nhưng trẻ lại “trốn” mà chuyển qua giai đoạn phát triển tiếp theo luôn. Vì thế cha mẹ không phải quá lo lắng về việc trẻ bị chậm lẫy.
Những lưu ý khi trẻ sơ sinh tập lật
Ngoài việc hỗ trợ trẻ chậm lẫy bằng cách cho trẻ tập bài tập cứng cổ cho trẻ sơ sinh. Thì cha mẹ cần phải biết những lưu ý khi tập lật cho trẻ giúp trẻ có thể tránh khỏi những nguy hiểm trong quá trình tập lật. Dưới đây là một số lưu ý mà cha mẹ nên chú ý khi cho con tập lật:
- Cha mẹ nên đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, thoải mái, đảm bảo chắc chắn rằng không có bất kỳ một vật nhọn nào xung quanh trẻ bởi khi trẻ lật trẻ có thể đè lên rất nguy hiểm cho trẻ.
- Không nên để bé nằm một mình trên các mặt phẳng cách sàn như giường, mặt bàn, phản trong giai đoạn này vì khi lật trẻ có thể bị ngã nếu cha mẹ không để ý.
- Trong giai đoạn này khi trẻ mới ăn xong thì cha mẹ nên để chặn 2 gối bên cạnh 2 bên của trẻ để tránh trường hợp trẻ lật khi mới ăn no xong sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra các hiện tượng nôn, trớ, ọc sữa,…
- Không nên tập cho trẻ bài tập cứng cổ cho trẻ sơ sinh nếu thấy bé có biểu hiện khó chịu hoặc quấy khóc trong khi tập. Điều đó không những làm trẻ khó chịu mà việc luyện tập cho bé cũng trở nên không hiệu quả.
- Cha mẹ nên kiểm soát thời gian cho trẻ khi trẻ tập lật, không nên cho trẻ tập liên tục trong một thời gian dài vì trong giai đoạn này cơ thể trẻ vẫn còn non nớt. Mỗi ngày nên cho trẻ tập từ 20 đến 30 phút và chia nhỏ thành nhiều lần tập, mỗi lần tập từ 3 đến 5 phút.
Hy vọng bài viết này đã có thể giải đáp thắc mắc của cha mẹ về việc trẻ mấy tháng biết lật. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng để lại dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.