Khi con bắt đầu phát triển hệ vận động, một trong những điều mà nhiều cha mẹ băn khoăn đó chính là trẻ mấy tháng biết cầm nắm. Và theo ý kiến từ các chuyên gia, trẻ sẽ biết cầm nắm khi trẻ bắt đầu bước sang giai đoạn 2-3 tháng tuổi.
Khi nào trẻ biết cầm nắm đồ vật?
Trẻ biết cầm nắm đồ vật là khi con từ 3 tháng tuổi, lúc này con đã có nhu cầu và chủ động trong việc lựa chọn đồ vật để cầm nắm. Trong khoảng 1 tháng đến 3 tháng tuổi con cũng đã có thể cầm nắm nhưng là phản xạ thụ động.
Khi được từ 3 tháng tuổi trở lên trẻ sẽ thực sự phát triển kỹ năng này một cách toàn diện nhất cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
Kỹ năng cầm nắm cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của trẻ trong quá trình phát triển. Khi đã biết cầm nắm đồ vật, trẻ sẽ phát triển về tư duy, nhận thức cũng như biết chơi đùa, biết tự ăn, biết vẽ,….
Các mốc phát triển kỹ năng cầm nắm của trẻ
Các mốc phát triển kỹ năng cầm nắm của trẻ sẽ chia thành 4 giai đoạn đó là:
- Cầm nắm thụ động (từ 0 đến 1 tháng tuổi);
- Giữ đồ vật và đưa đồ vật vào miệng (từ 2 đến 3 tháng tuổi);
- Vươn tay và kéo đồ vật (từ 4 đến 8 tháng tuổi);
- Sử dụng các ngón tay, cầm nắm và di chuyển đồ vật dễ dàng
Cụ thể, các mốc phát triển kỹ năng cầm nắm của con sẽ diễn ra như sau
Trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi
Giai đoạn này là giai đoạn khởi đầu cho kỹ năng cầm nắm của trẻ. Trẻ đã có thể cầm nắm nhẹ nhàng nhưng đây chỉ là phản xạ thụ động. Ba mẹ sẽ thường thấy trẻ nắm chặt bàn tay như nắm đấm khi ở giai đoạn này và dần dần trẻ sẽ biết mở lòng bàn tay ra và nắm lấy tay cha mẹ.
Trẻ từ 2-3 tháng tuổi
Các tháng đầu tiên, tuy chưa cầm nắm được chắc chắn trẻ đã có thể nhận biết được món đồ mình thích và sẽ cố gắng với lấy chúng. Ngoài ra trẻ cũng có có thể giữ đồ vật trong khoảng thời gian lâu và đưa đồ vật vào miệng. Và ở giai đoạn này, cha mẹ cũng có thể cho bé tiếp xúc với đồ chơi cầm nắm cho trẻ sơ sinh để bé làm quen dần với kỹ năng này.
Trẻ từ 4-8 tháng tuổi
Trẻ được từ 4-8 tháng tuổi đã có thể cầm nắm chắc chắn hơn chút. Bé sẽ thử tự cầm vật mà bé yêu thích bằng cách vươn tay cào để kéo đồ vật về phía mình và cầm nắm chúng.Tuy nhiên, bé chỉ cầm được những đồ vật có kích thước lớn như thú bông, xúc xắc,..những vật có kích thước nhỏ như hạt đỗ thì bé vẫn chưa thể cầm được. Trẻ 5 tháng chưa biết cầm nắm được xem là chậm so với mốc phát triển.
Trong giai đoạn này, bé sẽ rất tò mò về mọi thứ xung quanh. Vậy nên cha mẹ chú ý để các đồ vật sắc nhọn, dễ gây nguy hiểm, đồ vật có giá trị cao tránh xa tầm tay của trẻ nhé.
Trẻ từ 9-12 tháng tuổi
Đến tầm giai đoạn này, bé đã thuần thục kỹ năng cầm nắm của mình hơn rất nhiều. Bé lấy đồ vật một cách dễ dàng và có thể chuyển đồ từ tay này sang tay khác nhanh chóng. Bé cũng đã đủ khéo léo để cầm bằng ngón trỏ và ngón cái những đồ vật có kích thước nhỏ.
Cha mẹ có thể giúp bé linh hoạt kỹ năng cầm nắm hơn bằng cách cho con ăn dặm blw. Với phương pháp này, bé sẽ tự lấy đồ ăn bằng tay, nhờ đó bé sẽ phát triển cơ bàn tay một cách tốt hơn, cầm nắm cũng trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra cha mẹ có thể tập cầm nắm cho bé để kỹ năng cầm nắm của bé trở nên thành thạo hơn.
Sự phát triển của mỗi bé là khác nhau nên sẽ có trường hợp bé phát triển nhanh hoặc phát triển chậm hơn mức bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi tình trạng của trẻ, nếu trẻ không cải thiện thì cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế để được trị liệu kịp thời.
Trẻ biết cầm nắm chậm nhất là mấy tháng?
Theo các chuyên gia nhận định, bé 4 tháng chưa biết cầm nắm đồ vật được xem là chậm cầm nắm. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp trẻ đã chậm cầm nắm từ những tháng đầu tiên, thậm chí là khi trẻ chưa đầy tháng. Trẻ mắc trường hợp này cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ tư vấn và vật lý trị liệu để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên chủ quan cho rằng trẻ sẽ tự biết cầm nắm khi trẻ lớn lên, điều này hoàn toàn sai lầm và có thể làm cho tình hình của bé trở nên xấu hơn. Trẻ chậm cầm nắm thì rất có thể đang mắc các vấn đề về sức khỏe như:
- Tăng trương lực cơ
- Giảm trương lực cơ
- Trẻ bại não hoặc hội chứng Down
- Trẻ chậm phát triển
Tuy nhiên, không phải trẻ nào chậm cầm nắm cũng mắc các vấn đề trên mà có thể do tính cách trẻ trầm lặng, trẻ nhút nhát nên trẻ chưa muốn cầm nắm đồ vật.
Vậy nên, để được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân vì sao trẻ chậm cầm nắm, cha mẹ nên đưa con tới các trung tâm y tế để can thiệp các phương pháp phục hồi chức năng, cải thiện tình trạng thoái lưu ở trẻ. Trẻ cải thiện đến mức độ nào còn tùy thuộc vào thời điểm trẻ được can thiệp, cha mẹ cho trẻ can thiệp càng sớm thì sẽ mức độ cải thiện của con sẽ càng cao.
Hy vọng với bài viết chia sẻ ở trên, cha mẹ đã có câu trả lời về vấn đề trẻ mấy tháng biết cầm nắm. Nếu cha mẹ thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ rộng rãi đến tất cả mọi người nhé.