Trẻ chậm lẫy có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như cho bé nằm sai cách, bé bị gián đoạn vận động,… Chậm biết lẫy là hiện tượng không quá đáng lo nhưng đến tháng thứ 6 con vẫn chưa biết lẫy thì cần tới bệnh viện để kiểm tra. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin xoay quanh vấn đề trẻ chậm lẫy.
Bé mấy tháng biết lẫy?
Thông thường bé được 3 tháng 15 ngày sẽ bắt đầu tập lẫy. Hành động này được coi là dấu mốc phát triển quan trọng của bé, mắt bé đã có khả năng phát triển hơn và việc khám phá thế giới xung quanh được mở rộng, khi mà hành động nằm ngửa khiến bé không thể quan sát được mọi thứ.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bé tới hơn 4 tháng, 5 tháng mới bắt đầu tập lẫy. Chính vì vậy, thời điểm lẫy của mỗi đứa trẻ là khác nhau không cố định, dựa vào thể trạng từng đứa trẻ.
>>>Xem thêm: Trẻ Thường Biết Lật Vào Khi Nào? Tháng Bé Bắt Đầu Lật Lẫy
Dấu hiệu bé chậm lẫy
Bé chậm lẫy có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Nếu con đến 6 tháng tuổi mà chưa xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì trẻ đang bị chậm lẫy so với độ tuổi phát triển:
- Khi nằm sấp, bé không chịu ngóc đầu. Ngoài ra, trẻ không có những hành động như chống tay nâng phần ngực và đầu.
- Trẻ không cố gắng nhướn người hoặc có động tác gạt tay sang hai bên.
- Trẻ không co hai chân lên ngực, ít khi nhấc chân tay.
- Trẻ không tỏ ra hứng thú với việc nằm nghiêng, ít khi đặt mình trong tư thế này.
Nếu trẻ có những biểu hiện trên khi trẻ 6 tháng chưa biết lật thì mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra, đánh giá.
Nguyên nhân trẻ chậm lẫy
Trẻ chậm lẫy lật là tình trạng khiến rất nhiều vị phụ huynh lo ngại. Để xác định chính xác nguyên nhân trẻ chậm lẫy, cần đưa trẻ tới các đơn vị y tế uy tín để kiểm tra. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo những nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ chậm biết lẫy, trẻ chậm phát triển trong phần dưới đây.
1. Trẻ có cân nặng vượt chuẩn
Cân nặng trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ. Không phải thai nhi sinh ra càng to thì bé sẽ phát triển khỏe mạnh. Trẻ có cân nặng vượt chuẩn thường gặp khó khăn trong việc lẫy lật và có xu hướng biết lẫy chậm hơn so với tuổi. Cân nặng không theo tiêu chuẩn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật ở trẻ, khiến bé thao tác chậm.
2. Trẻ thiếu hụt canxi
Trẻ thiếu hụt canxi không có được hệ cơ và xương chắc khỏe. Hệ cơ và xương khớp của bé sẽ bị ảnh hưởng, không phát triển và dẫn đến tình trạng chậm lật. Trong trường hợp này, bé cần được đưa tới bệnh viện để tiến hành kiểm tra.
3. Trẻ gặp trở ngại tâm lý
Nhiều trẻ trong quá trình tập lẫy trước đây bị ngã từ trên cao xuống và gặp phải các trở ngại tâm lý. Bé trở nên sợ và không muốn thử lại việc lẫy. Trong trường hợp này, bố mẹ không nên quá thúc ép trẻ lẫy mà cần kiên nhẫn động viên, hỗ trợ trẻ từng bước lẫy trở lại.
4. Trẻ khó cử động do trang phục
Khi chăm bé, nhiều bố mẹ có xu hướng cho trẻ mặc rất nhiều quần áo dày dặn vì sợ lạnh. Điều này vô tình khiến con khó cử động, gặp khó khăn khi muốn lẫy lật. Do đó, bạn cần sắm cho bé bộ quần áo với chất liệu mềm, nhẹ, thoải mái và dễ cử động.
5. Đặt trẻ nằm sai cách
Bé sẽ thoải mái nhất khi được đặt nằm tại các tư thế như nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Nếu nằm sấp quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới việc dạ dày, tim gặp các áp lực. Ngoài ra, khi nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, bé sẽ dễ dàng lật lẫy hơn.
6. Bế trẻ sai cách
Mẹ không nên bế trẻ ở tư thế ngồi sẽ tạo áp lực lên cột sống của trẻ, gây giảm khả năng vận động. Tại giai đoạn lật lẫy ,mẹ hãy bế bé theo hướng nghiêng hoặc dựng bé thẳng đứng. Đầu bé sẽ được đặt theo hướng thẳng, đảm bảo sự phát triển của cổ và các cơ lưng.
7. Quấn trẻ trong khăn quá thường xuyên
Khi còn nhỏ, mẹ thường xuyên quấn bé trong chăn khiến bé khó cử động và hình thành thói quen lười vận động. Khi bé đã lớn và bắt đầu tập lẫy, mẹ chỉ nên quấn bé trong lúc bé ngủ, quấn khăn nhẹ nhàng và vừa văn để trẻ tập lẫy.
8. Trẻ ở trên mặt phẳng quá mềm
Mẹ đặt bé trên những mặt phẳng quá mềm như đệm, bé sẽ dễ lún và khó để thăng bằng cơ thể khi học lẫy. mẹ hãy trải khăn mỏng lên các bề mặt như nệm cứng, nền nhà để quá trình tập lẫy của trẻ diễn ra hiệu quả.
9. Do các yếu tố bẩm sinh
Ngoài ra, trẻ sinh non cũng là đối tượng có thể chậm lật, lẫy. Trẻ sinh non mấy tháng biết lẫy cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác bởi còn phụ thuộc vào khả năng phát triển, vận động của mỗi trẻ.
Nguyên nhân trẻ chậm lẫy có thể do các tình trạng chậm phát triển, tổn thương não bộ, bại não, trẻ Down, teo cơ tủy SMA… Những tổn thương này có thể gây nên tình trạng chậm phát triển vận động của trẻ em.
Cách giúp bé học lẫy thuận lợi hơn
Khi biết con đang ở độ tuổi học lẫy, bố mẹ có thể sử dụng các phương pháp dưới đây để hỗ trợ và kích thích trẻ trốn lẫy:
- Thường xuyên chơi đùa cùng trẻ: Mẹ có thể để những đồ chơi màu sắc sặc sỡ, kích thích trẻ bên ngoài tầm với để kích thích bé lẫy lật, Ngoài ra, cách đơn giản hơn, mẹ hãy nằm gần bé để buộc bé vươn người, kích thích lẫy lật.
- Massage toàn thân cho bé: Massage cho bé giúp hệ xương khớp được thư giãn và phát triển một cách hoàn thiện hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi được với các vận động trên cơ thể.
- Cho trẻ học lẫy với tần suất vừa đủ: Mẹ chỉ nên cho bé học lật không quá 20 phút/ Ngày. Nếu vượt quá thời gian trên, bé rất dễ mệt, bỏ ăn, bỏ bú,… Tại thời điểm này bé chưa được khỏe mạnh và rất dễ gặp các vấn đề về thể chất.
- Trường hợp gia đình thấy con chậm lẫy tốt nhất cần sự tư vấn và hướng dẫn bài tập trực tiếp từ các nhà chuyên môn về vật lý trị liệu/phục hồi chức năng để an toàn cho sự phát triển của trẻ. Không tự ý tập luyện hay tập các bài tập mạnh nguy hiểm cho trẻ.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ chậm lẫy. Hy vọng bạn mẹ đã có được những thông tin hữu ích từ bài viết trên. Chúc bé luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn và phát triển theo đúng với độ tuổi.