Cha mẹ có trẻ chậm đi chậm nói đều băn khoăn rằng con có bị chậm phát triển hay không. Theo các chuyên gia, trẻ chậm phát triển về mặt ngôn ngữ, thị lực, nhận thức, vận động,…sẽ được coi là trẻ chậm phát triển. Vậy nên trẻ chậm nói chậm đi cũng có thể là trường hợp chậm phát triển.
Trẻ chậm đi chậm nói có phải là dấu hiệu của chậm phát triển?
Nếu trẻ có dấu hiệu trẻ chậm biết đi và trẻ chậm nói thì ba mẹ cần xem xét vì có thể trẻ đang chậm phát triển. Trên thực tế, mỗi trẻ đều có quá trình phát triển khác nhau và không phải trẻ nào cũng phát triển đúng theo mốc đo.
Nhưng có rất nhiều trường hợp trẻ chậm phát triển quá nhiều so với thời gian bác sĩ đưa ra.
Một em bé phát triển bình thường sẽ bắt đầu chập chững đi vào lúc 9-12 tháng tuổi hay bập bẹ nói vào lúc 6-9 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ 14-15 tháng tuổi vẫn chưa có dấu hiệu biết đi, sang tháng thứ 8 mà chưa bập bẹ được từ nào thì trẻ đang chậm phát triển so với bình thường.
>>Tham khảo thêm: Bé 14 Tháng Chưa Biết Đi Có Sao Không? Chuyên gia giải đáp
Các kỹ năng về vận động, giao tiếp của con thường phát triển khá nhanh trong những năm tháng đầu đời. Và những kỹ năng này có vai trò quan trọng trong sự phát triển về tư duy cũng như sức sáng tạo của con.
Vậy nên nếu con có dấu hiệu của việc chậm đi chậm nói cha mẹ nên đưa con đi can thiệp sớm nhất để không ảnh hưởng đến nhận thức, trí tuệ của trẻ.
Làm thế nào để nhận biết được trẻ chậm đi chậm nói?
Để có thể xác định được bé chậm đi chậm nói hay không, cha mẹ nên đưa con đi thăm khám từ những năm tháng đầu đời, hoặc có thể làm sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để có kết quả chính xác nhất.
Một số cha mẹ còn chủ quan cho rằng khi con lớn sẽ tự khắc biết đi biết nói nên không có các phương pháp can thiệp cho con. Và bố mẹ không can thiệp từ sớm sẽ khiến cho bé 2-3 tuổi rồi mới đưa đi can thiệp thì khi này bé thậm chí chưa biết đi mà khả năng ngôn ngữ còn mới ở mốc 6 tháng hoặc 1 năm.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều trung tâm y tế thăm khám cho trẻ chậm đi chậm nói, nhưng cha mẹ vẫn nên tìm hiểu để lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và có chuyên môn khi đưa trẻ đi khám. Kết quả thăm khám của con chính xác thì từ đó mới có lộ trình và phương pháp trị liệu phù hợp với trẻ.
Bí quyết giúp khắc phục tình trạng chậm đi chậm nói ở trẻ
Ngoài việc đưa con đến các cơ sở y tế thăm khám, cha mẹ có thể áp dụng những bí quyết dưới đây để cải thiện tình trạng trẻ chậm nói chậm đi tại nhà:
Hỗ trợ trẻ tập đi đúng cách và an toàn
Có rất nhiều bài tập cũng như mẹo cho bé chậm đi mà cha mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, không phải bài tập hay mẹo nào cũng thực sự phù hợp với bé. Có những bài tập đòi hỏi trẻ phải giữ được thăng bằng hoặc đứng vững, nên cơ xương chân của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nên trước khi áp dụng bất kì bài tập nào cho con, cha mẹ cũng nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng nhé.
Ngoài ra, để trẻ tập đi một cách an toàn cha mẹ cũng nên quan tâm đến môi trường xung quanh trẻ. Tránh để những vật dễ đổ vỡ, sắc nhọn gây nguy hiểm ở gần trẻ trong quá trình trẻ tập đi.
Cha mẹ cũng nên cẩn thận chuẩn bị khu vực con tập đi êm ái bằng cách lót những tấm xốp mỏng, tránh trường hợp con té ngã không bị đau và con không bị trơn trượt trong quá trình tập đi.
Đọc sách và hát cho trẻ
Cha mẹ nên dành thời gian để đọc sách và hát cho con nghe mỗi ngày, điều này sẽ giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ được kích thích tốt hơn. Thông qua câu chuyện hay bài hát, con sẽ có xu hướng ghi nhớ và bắt chước theo cha mẹ, lúc này con có thể bập bẹ hay biểu đạt cảm xúc bằng một số từ ngữ
Việc con ghi nhớ câu chuyện qua lời kể của cha mẹ hay bài hát qua giai điệu quen thuộc, vốn từ vựng của con cũng sẽ được mở rộng hơn rất nhiều, điều này cũng hỗ trợ con trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mình.
Dành thời gian quan tâm bé nhiều hơn
Việc tập đi hay tập nói của trẻ luôn cần sự hỗ trợ to lớn từ cha mẹ. Cha mẹ dành thời gian khuyến khích, động viên trẻ sẽ giúp cho quá trình phát triển của con tiến triển nhanh hơn mong đợi đấy.
Mỗi khi bé bước đi được vài bước hay nói được vài từ, cha mẹ hãy khen ngợi để bé cảm thấy thích thú, thúc đẩy bé tập đi tập nói nhiều hơn.
Trên đây là một vài bí quyết cha mẹ có thể đút túi để giúp con cải thiện tình trạng bé chậm đi chậm nói. Những bí quyết này chỉ mang tính chất tham khảo, bổ trợ thêm cho bé chứ không thay thế được biện pháp y khoa.
Nếu con có dấu hiệu của việc chậm đi chậm nói, cha mẹ vẫn nên đưa con đi khám hoặc can thiệp vật lý trị liệu, vận động trị liệu ở các cơ sở Phục hồi chức năng Nhi khoa uy tín cho trẻ chậm đi.
Hy vọng với thông tin chúng tôi đã chia sẻ, cha mẹ sẽ có những phương pháp cải thiện tình trạng trẻ chậm đi chậm nói. Và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ hãy bình luận ở phía dưới để được chúng tôi tư vấn giải đáp nhé.