Trẻ Thường Biết Trườn Và Bò Khi Nào? Chậm Nhất Mấy Tháng?

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc trẻ biết bò khi nào bởi tình trạng bé chậm biết bò diễn ra rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của cha mẹ xoay quanh vấn đề bé biết bò khi nào. Hãy cùng nhau đọc bài viết này nhé !

Việc trẻ biết bò khi nào khiến cho nhiều cha mẹ phải đau đầu
Trẻ biết bò khi nào đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm

Khi nào thì trẻ biết bò ?

Thông thường các bé sẽ biết bò vào khoảng từ 7 tháng đến 10 tháng. Tùy vào khả năng phát triển của mỗi bé mà có thể có những bé biết bò sớm hơn, muộn hơn hoặc thậm chí là trốn bò mà tiến thẳng đến giai đoạn tập đi. Ngoài ra, thường trẻ sinh non chậm phát triển hơn so với những trẻ được sinh ra đủ tháng. Vì vậy nên vấn đề trẻ biết bò khi nào sẽ không có câu trả lời cụ thể.

Trẻ biết bò khi nào còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của mỗi bé
Giải đáp thắc mắc bé biết trườn khi nào còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của từng trẻ

Nếu trẻ có biểu hiện không thích bò, bé trốn bò thì cha mẹ hãy tìm cách di chuyển tay và chân của trẻ theo chuyển động phối hợp. Trước khi cha mẹ lo lắng về vấn đề khi nào bé biết trườn thì cha mẹ hãy kiểm tra lại một số điều sau:

  • Để trẻ dành nhiều thời gian chơi trên sàn hơn.
  • Cho trẻ chơi các trò chơi mang tính vận động nhiều hơn.
  • Khuyến khích trẻ tìm kiếm đồ chơi trên sàn nhà.
  • Tránh cho trẻ sử dụng các loại xe đẩy, cũi, ghế ngồi bệt hoặc những trò chơi tại chỗ.

Nếu bạn đã làm tất cả những điều trên mà bé không có biểu hiện của bất kỳ một sự chậm phát triển nào khác thì nghĩa là trẻ cần thêm thời gian để trẻ có thể đạt được cột mốc này. Trong giai đoạn này, cha mẹ không nên lo lắng về việc khi nào trẻ biết trườn, hãy để cho bé có thời gian để tự trải nghiệm và tìm ra nó.

Nhưng nếu khi bé đã 1 tuổi mà trẻ không tỏ ra hứng thú với việc bò, đứng hoặc đi thì cha mẹ đừng nên chủ quan. Hãy đưa trẻ đến trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép hoặc các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được đánh giá và nên cân nhắc về việc cho trẻ tham gia vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh sớm nhằm can thiệp kịp thời nhất cho.

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Bỏ qua sự lo lắng vấn đề khi nào bé biết trườn, cha mẹ nên biết một số dấu hiệu của trẻ sắp biết bò để có thể khích lệ và hỗ trợ để bé nhanh biết bò. Dưới đây là một số dấu hiệu của trẻ sắp biết bò mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua việc thường xuyên để ý đến trẻ:

  • Bé có thể tự ngồi vững mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn: Điều đó chứng tỏ bé đã có thể tự cân bằng cơ thể và đang phát triển rất tốt, là hai yếu tố quan trọng giúp cho bé có thể nhanh biết bò.
  • Bé hay rướn người lên khi nằm sấp: Nằm sấp giúp bé phát triển cơ lưng và cơ cổ, khi đặt trẻ nằm sấp mà trẻ cố rướn người lên thì nghĩa là bé đã sẵn sàng để tập bò.
  • Trẻ bắt đầu tỏ ra thích thú khi được nằm sấp trên các bề mặt phẳng rộng: Điều này cho thấy trẻ đã muốn tự điều khiển cơ thể để có thể di chuyển thay vì được ngồi trong ghế ăn, xe đẩy hoặc được mọi người bế.
  • Bé thường hay bị thu hút bởi những đồ vật ở xa tầm với: Trẻ bắt đầu thích thú và tập trung với những món đồ mà bé khó có thể với tới được. Chính vì vậy, cha mẹ có thể cho trẻ tập bò bằng cách đặt đồ chơi ở xa tầm với của trẻ để kích thích trẻ bò tới lấy.
    Bỏ qua việc trẻ khi nào biết bò, khi trẻ có dấu hiệu của chậm vận động thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay
    Cha mẹ nên cho trẻ đi khám khi trẻ 1 tuổi mà không tỏ ra hứng thú với việc vận động

Bảo vệ an toàn cho trẻ khi trẻ bắt đầu bò

Để đảm bảo an toàn cho trẻ tập bò. cha mẹ nên để ý và xử lý các đồ vật có thể làm bé bị thương trong lúc tập bò. Sau đây là một số những điều mà bố mẹ cần phải lưu ý để bảo vệ trẻ khi trẻ tập bò:

  • Chú ý các ngăn tủ: Cần lắp các chốt, khóa an toàn trên các cửa tủ và ngăn kéo bởi trẻ có tính tò mò cao hay thích mở những ngăn tủ để khám phá đồ đạc bên trong. Mà trong tủ có thể chứa các vận dụng gây hại cho bé nên bố mẹ nên lắp các khóa và chốt cho các cửa tủ và ngăn tủ.
  • Cầu thang: Sử dụng rào chắn cho cầu thang để tránh cho bé không bị ngã nhào xuống cầu thang. Nên làm rào chắn ở cả đầu và cuối cầu thang.
  • Cửa sổ: Nên sử dụng các tấm lưới an toàn hoặc tấm chắn cửa sổ đặc biệt để ngăn khả năng trẻ có thể rơi từ cửa sổ hoặc ban công xuống nếu bạn ở chung cư.
  • Các góc nhọn trong nhà: Nên sử dụng các tấm chắn góc và cạnh bằng cao su để giúp cho trẻ an toàn hơn khi di chuyển trong quá trình tập bò.
  • Vật nặng và các đồ đạc trong nhà: Cha mẹ nên treo hoặc lắp các thiết bị điện tử, giá sách và các vật nặng để trẻ không bị đè lên một cách vô tình.
  • Hệ thống ổ cắm điện: Cha mẹ nên mua nắp đậy cho hệ thống ổ cắm điện trong nhà đề phòng trẻ chạm phải điện. Nhưng đó cũng là một nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ.
  • Các tầm rèm cửa sổ: Sợi dây lủng lẳng từ những bộ rèm cũng là một trong những thứ thu hút sự chú ý của trẻ khiến trẻ muốn nắm lấy.
  • Hệ thống vòi nước: Nên lắp các thiết bị chống bỏng cho hệ thống vòi nước trong nhà của bạn để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị bỏng.
Cha mẹ nên đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ bắt đầu tập bò
Cha mẹ nên chú ý an toàn trong căn nhà khi bé đến tuổi tập bò

Một số kiểu bò của trẻ

Có rất nhiều kiểu bò, tùy vào cảm nhận mà mỗi bé sẽ có những kiểu bò phù hợp và thoải mái nhất đối với mình. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì dưới đây là những kiểu bò phổ biến nhất ở trẻ:

  • Kiểu bò cổ điển: Đây là kiểu bò mà nhiều người biết tới nhất. Trẻ bò trên sàn bằng cả hai tay và hai chân. Hai tay chống thẳng, hai chân quỳ gối rồi luân phiên hai tay với hai đầu gối đối diện.
  • Kiểu bò trườn mông: Với kiểu bò này thì trẻ sẽ ngồi trên mông và sử dụng tay của mình để đẩy người về phía trước.
  • Lăn: Trẻ thích di chuyển bằng cách lăn cả thân người về phía mà trẻ muốn tới.
  • Trườn kiểu bơi lội: Để di chuyển được với kiểu bò này thì trẻ sẽ nằm sấp, dang chân ra sau và dùng cánh tay của mình để kéo đẩy người về phía trước giống như với tư thế trườn người trong quân đội.
  • Trườn kiểu cua: Với cách bò này thì trẻ sẽ dùng tay để đẩy người về phía trước trong khi vẫn giữ đầu gối cong như cách mà một con cua đang di chuyển.
  • Bò kiểu gấu: Đây là kiểu bò gần giống với kiểu cổ điển nhưng thay vì trẻ bò bằng đầu gối thì ở kiểu bò này, trẻ giữ thẳng và lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.
Mỗi trẻ sẽ có cho mình một kiểu bò riêng. Nên khi thấy trẻ có dáng bò khác lạ thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng về việc trẻ biết bò khi nào
Mỗi bé sẽ có một kiểu bò riêng phù hợp với mình

Vậy là chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin về vấn đề trẻ biết bò khi nào. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này cha mẹ sẽ có thêm kiến thức bổ ích về việc trẻ tập bò. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phần dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận