Trẻ béo phì chậm biết đi bởi trọng lượng cơ thể của trẻ quá lớn gây áp lực lên xương khiến trẻ. Bên cạnh đó khi trẻ thừa cân cũng cho thấy sức khỏe tiềm ẩn nhiều vấn đề gây kìm hãm sự phát triển của trẻ khi vận động. Để hiểu rõ hơn thì bố mẹ hãy theo dõi những nội dung chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé
Nguyên nhân khiến trẻ béo phì chậm biết đi
Trẻ béo phì gây cản trở đến việc thực hiện các chức năng vận động của trẻ cũng như gây cản trở trẻ đạt được các mốc phát triển vận động quan trọng. Chẳng hạn như trẻ trốn lẫy, trốn bò, trẻ không thể tự ngồi hay thậm chí là trẻ khả năng đi lại của trẻ cũng bị hạn chế…
Trong đó khi tìm hiểu về vấn đề này thì các chuyên gia phát hiện ra rằng nguyên nhân khiến trẻ thừa cân chậm biết đi bởi vì:
- Trọng lượng cơ thể của trẻ quá khổ khiến chân không thể chống đỡ để bước đi
- Cơ chân của trẻ không đủ cứng cáp để sẵn sàng cho việc tập đi
- Việc bỏ lỡ các mốc quan trọng khiến trẻ gặp khó khăn khi chuyển tiếp sang giai đoạn học đi
- Béo phì gây ảnh hưởng tới cột sống và hệ thống xương khớp dẫn đến tình trạng trẻ chậm đi
- Béo phì cũng gây rối loạn hệ thống điều khiển trung ương não bộ nên làm mất đi khả năng điều khiển sự di chuyển của chân
Ngoài ra, việc bố mẹ chậm phát hiện những bất thường của trẻ cũng như không kịp thời có các giải pháp can thiệp sớm đã khiến tình trạng của trẻ từ nhẹ chuyển sang nặng.
Do đó, nhiệm vụ của cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng con là phải thường xuyên theo dõi, quan sát và kịp thời phát hiện những bất thường, trẻ chậm phát triển. Cùng với đó việc phát hiện sớm cũng có thể giúp con sớm được can thiệp và phục hồi để bắt kịp các mốc phát triển thông thường.
Cách khắc phục tình trạng trẻ béo phì chậm biết đi
Trẻ béo phì bị hạn chế các chức năng vận động vì vậy nên việc đi lại của trẻ cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ nhất là những trẻ đang trong độ tuổi tập đi. Do đó để khắc phục tình trạng trẻ bị thừa cân dẫn đến chậm đi bố mẹ cần thực hiện các cách sau:
Thực hiện một chế độ ăn khoa học
Một trong những nguyên do khiến trẻ bị béo phì là do trẻ có chế độ ăn uống thiếu khoa học như: ăn dặm không đúng cách, ăn đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ…
Do đó, để hạn chế được tình trạng tăng cân mất kiểm soát ở trẻ thì bố mẹ cần phải thực hiện một chế độ ăn uống khoa học hơn như:
- Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả
- Cho trẻ ăn vừa đủ no, không ép trẻ ăn quá nhiều
- Trẻ cần được ăn dặm đúng thời gian
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
- Trẻ nên được tham gia ăn dặm đúng thời điểm muộn nhất là từ 6 tháng tuổi trở đi
- Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành các bữa ăn nhỏ trong ngày
- Hướng dẫn trẻ ăn chậm và nhai kỹ
- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, đồ ngọt
- Bổ sung thêm sữa tươi, sữa chua không đường trong khẩu phần ăn của trẻ
- Khuyến khích nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu tiên
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng của trẻ để thực hiện một chế độ ăn khoa học mà vẫn đủ dưỡng chất cho trẻ.
Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng thì trẻ cũng cần phải tham gia các hoạt động thể thao để trẻ nhanh tiêu hao đi lượng mỡ thừa. Bên cạnh đó khi trẻ tham gia các hoạt động thể chất đồng thời trẻ sẽ kích thích các chức năng vận động khác.
Nhờ đó mà các cơ và xương của trẻ cũng dần trở nên cứng cáp và linh hoạt hơn. Đó cũng là những thay đổi tích cực để hỗ trợ cho việc trẻ tập đi lại sau này.
Nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng
Chuyên gia dinh dưỡng luôn là một sự lựa chọn quan trọng trong hành trình giúp con hạn chế việc tăng cân mất kiểm soát. Bởi vì con sẽ được tiến hành kiểm tra và test các chỉ số cân nặng, chiều cao để nhận định được con đang ở mức độ nhẹ, vừa hay nguy hiểm.
Cùng với đó thông qua các chỉ số BMI các chuyên gia sẽ đưa ra hướng can thiệp phù hợp để điều chỉnh cân nặng của trẻ theo một chế độ dinh dưỡng và tập luyện riêng cho mỗi trẻ.
Quan trọng là khi có sự đồng hành cùng các chuyên gia thì cha mẹ sẽ an tâm để cùng con thực hiện cải thiện vì khi đó mọi thực hiện đều do người có chuyên môn hướng dẫn nên hạn chế được rủi ro cho trẻ.
Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử
Trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử quá lâu sẽ khiến trẻ lười vận động và làm tăng nguy cơ béo phì.
Bởi vậy, cha mẹ nên giảm tải thời gian cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử và phân bổ thời gian hợp lý hơn. Thay vào đó, bố mẹ hãy xen kẽ các hoạt động vận động hoặc nhờ trẻ giúp đỡ công việc nhà để kích thích trẻ vận động.
Như vậy, việc nắm bắt được các nguyên nhân trẻ béo phì chậm biết đi sớm sẽ giúp cho cha mẹ kịp thời can thiệp để trẻ có cơ hội cải thiện và phục hồi sớm hơn. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm những thông tin hữu ích để cùng con rèn luyện và cải thiện giúp trẻ sớm trở lại được trạng thái bình thường và phát triển khỏe mạnh.