Nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng giống như một đứa trẻ bình thường với mong muốn được ăn uống, ngủ, nghỉ, học tập, vui chơi… Trong đó việc nắm bắt được các nhu cầu của trẻ sẽ giúp cho mẹ chăm sóc trẻ được tốt hơn. Và trong bài viết hôm nay chúng tôi cũng sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh những vấn đề liên quan tới
Nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ mẹ nên biết
Trẻ chậm phát triển về trí tuệ cũng có những nhu cầu như các bạn cùng trang lứa như:
- Nhu cầu sống
Mặc dù chỉ số IQ của trẻ chậm phát triển trí tuệ chỉ đạt được ở mức IQ<70 đến 75 thấp hơn rất nhiều so với một đứa trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ vẫn có những mong muốn được sống giống như bất kể một đứa trẻ nào khác như: trẻ có thể tự ăn uống, tự ngủ, tự vệ sinh cá nhân và tự chăm sóc sức khỏe…
Đặc biệt là khi thấy những người xung quanh trẻ thực hiện các thao tác, hành động hàng ngày trước mắt trẻ thì khao khát đó của trẻ càng thêm mãnh liệt. Chỉ có điều trẻ không biết nên thể hiện điều đó ra sao hay phải làm gì để được mọi người hỗ trợ thực hiện.
Bởi vậy, với những gia đình có con chậm phát triển trí tuệ bố mẹ cần phải là người nhạy bén và đừng vì con chậm phát triển mà bố mẹ bỏ qua việc hỗ trợ hay hướng dẫn con những kỹ năng sinh tồn. Bởi điều đó là thứ trẻ đang cần có và khao khát được có.
- Nhu cầu vui chơi, giải trí
Chậm phát triển khiến trẻ việc vận hành bộ máy tư duy của trẻ chậm chạp hơn. Nhưng không phải vì thế mà trẻ không có nhu cầu vui chơi, giải trí, ca hát, nhảy múa như các bạn khác.
Trong đó trên thực tế ở những trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, tăng động giảm chú ý… thường rất thích xem các chương trình ca nhạc, xiếc, phim hoạt hình vui nhộn. Và trẻ cũng rất thích được nghe kể chuyện, nghe đài…
- Nhu cầu tình cảm
Mặc dù khả năng diễn đạt, thể hiện tình cảm của trẻ khó khăn nhưng trẻ luôn mong muốn được mọi người ôm ấp, vỗ về, cưng nựng trẻ.
Bên cạnh đó, với những người trẻ yêu quý thì trẻ cũng có những hành động quấn quýt, thích được ngồi gần…
- Nhu cầu về tính an toàn
Trong hầu hết các trẻ chậm phát triển thì đa số các bé đều rất rụt rè, nhút nhát, sợ sệt, trẻ không nói chuyện với người lạ, trẻ ngại giao tiếp… Vì vậy, trẻ rất muốn được bố mẹ ở bên để bảo vệ, che chở và giúp trẻ an tâm hơn khi ở một môi trường xa lạ
- Nhu cầu việc làm
Với những trẻ chậm phát triển trí tuệ ở giai đoạn trưởng thành trẻ cũng có nhu cầu được tìm việc làm để trang trải cuộc sống và hỗ trợ gia đình.
Tuy nhiên, với những hạn chế mà trẻ đang có thì cơ hội việc làm đến với trẻ cũng rất khó. Do đó bố mẹ nên hỗ trợ trẻ tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng của trẻ hoặc đưa trẻ đến các địa điểm cung cấp việc làm dành cho trẻ đặc biệt.
- Nhu cầu học tập
Trẻ cũng có nhu cầu được học tập, được cắp sách đến trường để học cùng thầy cô bạn bè… Và điều đặc biệt là nhu cầu của trẻ chậm phát triển thường mạnh mẽ, quyết liệt hơn trẻ bình thường.
Tuy nhiên vì vấn đề giao cản ngôn ngữ, khả năng diễn đạt của trẻ gặp khó khăn nên việc trao truyền thông tin cũng như việc đề bạt tâm tư, mong muốn của trẻ khó truyền thụ đến người nghe.
Vì vậy, nếu người chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ mà không nắm được các nhu cầu của trẻ thì việc chăm sóc sẽ càng khó khăn hơn. Cho nên, với những gia đình có trẻ chậm phát triển trí tuệ bố mẹ nên tìm hiểu những nhu cầu của trẻ để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
Nếu việc đó khó khăn thì bố mẹ hãy tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế chuyên sâu để được hỗ trợ và có phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ phù hợp.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chăm sóc một đứa trẻ bình thường cũng đã rất khó khăn trong khi chăm sóc một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ thì hành trình đó lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt là nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ thường đòi hỏi cao hơn cả với trẻ bình thường.
Do đó trong quá trình chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ thì mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chấp nhận về tình trạng của con
Dù không mong muốn nhưng khi biết con bị chậm phát triển trí tuệ bố mẹ hãy chấp nhận sự thật đó và phải thật bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết. Bởi vì, lúc này trẻ đang rất cần đến sự trợ giúp của gia đình.
Thay vào đó bố mẹ hãy đưa con đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để các chuyên gia nắm được mức độ mà con đang gặp phải. Và cũng thông qua các thông tin kiểm tra thì các chuyên gia sẽ đưa ra được biện pháp can thiệp phù hợp với trẻ.
- Kiên trì cùng con luyện tập
Khi vui chơi hay cùng học với trẻ bố mẹ nên hướng dẫn con từng bước từ đơn giản tới phức tạp để trẻ kịp thích ứng. Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên lặp đi lặp lại các thông tin truyền đạt để trẻ ghi nhớ bởi vì khả năng ghi nhớ của trẻ chậm phát triển trí tuệ rất kém.
- Dành nhiều thời gian ở bên cạnh trẻ
Trẻ luôn cần bố mẹ ở bên để trò chuyện, vui chơi, kể chuyện, hát cùng trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên sắp xếp thời gian để có nhiều giây phút hơn ở bên con để cùng con khám phá cũng như thường xuyên kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích và cả những câu chuyện đời sống hàng ngày cho trẻ nghe.
Điều đó sẽ giúp trẻ được thoả mãn nhu cầu thích nghe kể chuyện và được giao tiếp. Và đó cũng là những điều tích cực giúp trẻ có thể cải thiện.
Hiện nay chưa có phương pháp giúp chữa khỏi hoàn toàn cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, tuy nhiên can thiệp phục hồi sớm sẽ giúp trẻ hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.
>>>Xem thêm: Trẻ chậm phát triển trí tuệ chữa được không? Hiệu quả ra sao?
Như vậy bài viết hôm nay chúng tôi đã chia sẻ đến các bậc phụ huynh những nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ và những lưu ý khi mẹ chăm sóc trẻ. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích mà bố mẹ đang mong muốn tìm hiểu. Nếu trường hợp gặp khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ bố mẹ hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia.