Giảm Trương Lực Cơ Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì? Lời khuyên cho bố mẹ

Trẻ em là đối tượng rất cần được chăm sóc và bảo vệ, giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là điều mà cha mẹ không dễ dàng nhận biết và có thể tự chữa khỏi theo cách của mình, mà nên cho bé can thiệp các phương pháp trị liệu phù hợp.

Giảm Trương Lực Cơ Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì? Lời khuyên cho bố mẹ
Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là điều mà cha mẹ không dễ dàng nhận biết

Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là gì và dấu hiệu nhận biết?

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh và dấu hiệu nhận biết hội chứng này:

Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là gì?

Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là tình trạng giảm sức đề kháng với việc vận động lúc nghỉ của cơ của mỗi trẻ, khi đó chi giác sẽ mềm và cánh tay duỗi ra nhiều hơn bình thường, xảy ra hiện tượng các khớp ở gối đong đưa như có người di chuyển hoặc gõ vào.

Tình trạng giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh cơ bản không khác nhiều so với người lớn, tuy nhiên khó nhận biết hơn bởi trẻ chưa biết chia sẻ hoặc phản ánh để cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết được. Chính vì lẽ đó các bạn cần theo dõi con thật kỹ.

Hiện nay mặc dù có rất nhiều bác sĩ, giáo sư nghiên cứu về biện pháp chữa dứt điểm tình trạng giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, mọi phương án chỉ có tác dụng nhất thời hoặc hỗ trợ một phần, còn trẻ khi ngày càng phát triển sẽ bị rối loạn vận động chức năng và gặp những khó khăn trong quá trình vận động.

Bởi lẽ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm trương lực cơ như: Chấn thương ở não, di truyền, hoặc di căn từ một bệnh lý về hệ thần kinh… cha mẹ không nên tư suy đoán hay coi tình trạng của con là bình thường trong khi không biết rằng, nếu để lâu sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển vận động của bé sau này.

Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là gì?
Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là tình trạng giảm sức đề kháng với việc vận động

Dấu hiệu nhận biết giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị giảm trương lực cơ là khi thấy cơ của con rất yếu, bé lười vận động, trẻ chậm bò hoặc khó khăn trong việc di chuyển tay chân, luôn cảm thấy uể oải, và không nhanh nhạy như những trẻ cùng độ tuổi. Để có thể nhận biết được dấu hiệu giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên quan sát con mỗi lần gần bé.

Bé thường xuyên bị co giật mà không rõ nguyên nhân, rút tay hoặc bắp chân mỗi lần có ai động vào, dường như bé bị đau mỏi các cơ bắp nhưng không thể phản ánh ra được. Bé chậm phát triển, các bắp tay và bắp chân bé.

Dấu hiệu nhận biết giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị giảm trương lực cơ là khi cơ của con rất yếu

Vậy gia đình có trẻ bị mắc chứng giảm trương lực cơ thì phải làm sao?

Cha mẹ nên làm gì khi có trẻ bị mắc giảm trương lực cơ

Thay vì lo lắng thì cha mẹ nên bình tĩnh và tìm ra giải pháp khắc phục cho con, và cách tốt nhất đó là cho con đi khám sớm để được chẩn đoán mức độ cũng như tình trạng, từ đó mới có thể giải quyết bằng những phương án phù hợp.

Trong quá trình chữa và khắc phục, cha mẹ nên cho trẻ bị yếu cơ ăn uống lành mạnh, không nên cho con ăn nhiều đạm hay những món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, đồng thời bổ sung các thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn hàng ngày của bé thêm phong phú.

Cho bé ăn bổ sung nhiều rau củ quả, uống những loại sữa như sữa hạt tốt cho cơ thể và giúp tiêu hóa tốt. Tuyệt đối không cho trẻ uống những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc và không có khả năng cải thiện.

Khuyến khích trẻ tập thể dụng hoặc đối với trẻ sơ sinh có thể can thiệp các phương pháp vật lý trị liệu cho con để tăng khả năng hoạt động của các cơ một cách lành mạnh, hỗ trợ phát triển cơ khỏe hơn, nhạy bén hơn.

giải pháp khắc phục giảm trương lực cơ cho con
Tìm ra giải pháp khắc phục cho con bằng việc cho con đi khám

Trên đây là một số giải đáp về vấn đề giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là gì, và cha mẹ nên làm gì khi có con mắc chứng giảm trương lực cơ. Tuy nhiên mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có đóng góp gì mong các bạn hãy bình luận phía bên dưới nhé.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận