Trẻ chậm phát triển thể chất là một dạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong những năm đầu đời gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Bởi vậy việc nắm được các dấu hiệu trẻ chậm phát triển thể chất sẽ giúp bố mẹ có thể giúp trẻ sớm can thiệp các giải pháp trị liệu để trẻ có cơ hội phục hồi. Và bố mẹ hãy cùng theo dõi những thông tin đó trong bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển thể chất
Trẻ chậm phát triển thể chất là một dạng bất thường ở trẻ xuất phát từ các nguyên nhân như: di truyền, trẻ suy dinh dưỡng, môi trường sống… khiến trẻ có mốc phát triển chậm hơn so với các trẻ khác.
Theo đó để giúp cho phụ huynh dễ dàng phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về vấn đề thể chất thì các chuyên gia phân thành 6 giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bố mẹ rất khó phát hiện trẻ bị chậm phát triển bởi trẻ ở giai đoạn sơ sinh cho tới 2 tháng tuổi thường được nằm là chủ yếu..
Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trẻ sơ sinh chỉ sau 2 đến 3 ngày đã có những thay đổi nhất định và bố mẹ hoàn toàn có thể phát hiện được các bất thường.
Dưới đây là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Gọi trẻ không phản ứng mắt đưa qua đưa lại khi có đồ vật ở trước mặt
- Trẻ không phản ứng với âm thanh lớn ngay cả khi ở gần
- Trẻ ngủ nhiều hơn số giờ quy định và không hứng thú với việc bú
- Trẻ của cổ có dấu hiệu bất thường quá cứng hoặc quá mềm
- Trẻ không có dấu hiệu tự ngẩng cổ khi được bế
- Chu vi vòng đầu của trẻ không có dấu hiệu tăng
- Trẻ tăng cân chậm
Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể chú ý những phản ứng của trẻ như: bé duỗi hoặc bẻ cong lưng với cổ quá mức, cơ thể bị gồng cứng và bắt chéo chân khi bạn bế bé…. Tất cả đó đều là những dấu hiệu bất thường cho thấy trẻ bị chậm phát triển mà bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ngay.
Giai đoạn 2: Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi
Bước sang giai đoạn trẻ bắt đầu học lẫy thì việc cử động của trẻ sẽ diễn ra nhiều hơn và vì thế mà bố mẹ sẽ dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bất thường.
Trong đó ở giai đoạn này trẻ chậm phát triển thể chất thường có những dấu hiệu như:
- Trẻ không thể tự cầm nắm hoặc lấy đồ chơi
- Khả năng giữ thăng bằng đầu của bé gặp khó khăn
- Bé không thể tự đưa đồ ăn vào miệng
- Trẻ vẫn còn giữ phản xạ Moro
- Trẻ không tự ngồi dù được hỗ trợ
- Khi lấy đồ trẻ thường có xu hướng với một tay còn tay còn lại thì nắm chặt
- Trẻ chỉ lẫy được một hướng và không thể quay về vị trí ban đầu.
Ngoài ra các chỉ số về chiều cao và cân nặng của trẻ vẫn không đạt được những chỉ số chuẩn theo tháp tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn từ 7 đến 9 tháng tuổi
Do trẻ đã có những dấu hiệu trẻ chậm phát triển thể chất từ các giai đoạn trước đó nên đến giai đoạn này trẻ vẫn sẽ gặp phải các vấn đề liên quan tới vận động. Chẳng hạn như:
- Trẻ ngồi nhưng đầu vẫn không giữ thăng bằng được
- Trẻ vẫn không thể đưa đồ ăn vào miệng
- Trẻ không thể tác động lên chân để chuẩn bị cho việc tập đi
- Trẻ chưa thể tự ngồi dù đã đến tháng thứ 9
Giai đoạn 4: Giai đoạn từ 10 đến 12 tháng tuổi
Dù đã bước qua giai đoạn 9 tháng nhưng khả năng bò của bé vẫn không được thực hiện đúng cách. Bé thường lết một chân khi bò cũng như không thể dồn lực quá lâu vào hai bàn tay để bò.
Ngoài ra trẻ cũng có những dấu hiệu điển hình như:
- Trẻ trốn bò
- Trẻ chậm đi
- Trẻ không thể tự đứng một mình
Nhìn chung thì ở giai đoạn này vấn đề vận động cơ chân, cơ tay của bé vẫn gặp phải khó khăn. Mặc dù trẻ có sự hỗ trợ của người thân nhưng với sức của trẻ thì trẻ vẫn không thể thực hiện tốt các chức năng cơ bản.
Giai đoạn 5: Giai đoạn từ 13 tháng đến 24 tháng
Bước qua lần sinh nhật đầu tiên đa số trẻ sẽ hoàn thiện được đầy đủ các chức năng vận động. Tuy nhiên với những trẻ chậm phát triển thể chất thì vấn đề này vẫn khiến trẻ gặp khó khăn.
Trong đó ở giai đoạn này trẻ vẫn xuất hiện các dấu hiệu như:
- Bé 18 tháng tuổi chưa thể tự bước đi, trẻ chậm đi
- Trẻ đi nhón gót, khả năng giữ thăng bằng kém nên dễ ngã
- Chỉ số tăng trưởng chiều cao của trẻ dù 2 tuổi vẫn chậm hơn 5cm mỗi năm
Giai đoạn 6: Giai đoạn trẻ 36 tháng tuổi
Tốc độ tăng trưởng của trẻ dù đã trải qua 2 lần sinh nhật nhưng trẻ vẫn gặp phải khó khăn trong việc vận động như: đi lại không vững nên thường bị ngã, trẻ chưa thể tự đi cầu thang, việc điều khiển các đồ vật nhỏ với trẻ là một vấn đề khó khăn…
Như vậy có thể thấy, dù ở giai đoạn nào trong 6 mốc trên thì ở trẻ chậm phát triển thể chất mọi hoạt động của trẻ đều gặp phải khó khăn. Điều đó không những khiến trẻ gặp phải rào cản tâm lý mà còn kìm hãm sự phát triển của trẻ.
Bởi vậy, việc bố mẹ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ chậm phát triển sẽ giúp trẻ sớm có cơ hội được kiểm tra và can thiệp để phục hồi sớm. Do đó, bố mẹ hãy tin vào bản năng của mình khi thấy con có dấu hiệu chậm chạp thì bố mẹ hãy đưa trẻ đi kiểm tra tại các trung tâm y tế chuyên khoa để giúp con sớm được phục hồi.
Trẻ chậm phát triển thể chất bố mẹ nên làm gì?
Việc chứng kiến đứa con yêu thương của mình bị chậm phát triển hơn các bạn khác sẽ khiến tâm lý của hầu hết bố mẹ bị xáo trộn. Tuy nhiên đó lại là điều phản khoa học và khiến trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi tâm lý tiêu cực.
Do đó, nếu không may bé con có những biểu hiện chậm chạp hơn bình thường thì bố mẹ nên thực hiện ngay những việc sau:
- Chấp nhận sự thật về tình trạng của con
Thay vì dằn vặt hay làm rối tung mọi chuyện lên thì bố mẹ nên bình tình và chấp nhận sự thật về việc con đang bị chậm phát triển thể chất. Bởi vì ở thời điểm này trẻ cần được can thiệp bằng các giải pháp y khoa để cải thiện.
Và con chỉ thực sự có cơ hội phục hồi sớm khi con được can thiệp càng sớm càng tốt bởi tốc độ suy giảm của vấn đề phát triển thể chất vẫn luôn diễn ra. Cho nên khi bố mẹ còn chần chừ tức là cơ hội để con phục hồi sẽ bị kéo dài hơn về thời gian điều trị.
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Trong phần nguyên nhân chậm phát triển của trẻ cũng chỉ ra trẻ bị suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất ở trẻ. Bởi vậy, việc bổ sung và thực hiện ngay một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất sẽ là một trong những điều cần thiết nhất mà bố mẹ có thể làm cho trẻ vào lúc này.
Ngoài ra vấn đề dinh dưỡng được nhắc đến ở đây cũng bởi vì khi trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trẻ sẽ khỏe mạnh hơn và khi đó cơ thể sự tạo ra các đề kháng cần thiết để bảo vệ cơ thể
- Cùng con tham gia nhiều hoạt động thể chất
Cùng với việc bổ sung chất dinh dưỡng hay tìm hướng giải quyết để can thiệp cho bé thì bố mẹ cũng nên cùng trẻ thường xuyên tập luyện các bài tập rèn luyện thể chất để hỗ trợ các cơ của trẻ khoẻ mạnh, vững chắc hơn.
Đồng nghĩa với việc đó là trẻ cũng có thêm nhiều thời gian để ở cạnh bên gia đình và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng mà bố mẹ đang dành cho bé.
Tóm lại, việc nắm được các dấu hiệu trẻ chậm phát triển thể chất càng sớm thì bố mẹ sẽ có hướng can thiệp để giúp con có cơ hội cải thiện và phục hồi sớm. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Đặc biệt là bố mẹ hãy luôn giữ vững niềm tin để cùng đồng hành với con trải qua quãng đường khó khăn này nhé.