Cha mẹ cần biết những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ để có thể sớm phát hiện ra những điều bất thường của trẻ trong quá trình phát triển. Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn về 6 đặc điểm đặc trưng nhất của trẻ chậm phát triển giúp cha mẹ có thể nhận biết sớm và can thiệp kịp thời cho trẻ.
6 đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ mà cha mẹ cần lưu ý
Với 5 đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ mà chúng tôi nêu ra dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu con hơn, sớm tìm ra cách chơi và dạy trẻ nhằm giúp bé hòa nhập với cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1. Đặc điểm về ngoại hình
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có bị chậm phát triển trí tuệ ngay từ khi trẻ mới sinh ra thông qua một số đặc điểm về ngoại hình của trẻ như sau:
- Đầu: Trẻ có nguy cơ cao bị chậm phát triển trí tuệ nếu như đầu của bé to hay nhỏ một cách bất thường. Cha mẹ có thể dựa vào chỉ số trung bình của các bé cùng lứa tuổi để có thể đánh giá cho trẻ.
- Tai: Cha mẹ cần quan sát vị trí tai của bé có thấp hơn hay cao hơn bình thường không và cho cho đi kiểm tra khả năng nghe khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị giật mình hay thu hút bởi những tiếng ồn xung quanh thì cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ.
- Mắt: Vị trí hai mắt của trẻ cách nhau quá xa hoặc quá gần hoặc thậm chí là trong ánh sáng của con người còn có điểm trắng thì cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
- Mũi: Trẻ có thể nhận biết được mùi hương kể từ ngày thứ 3 sau khi sinh, trẻ sẽ đến gần khi ngửi thấy những mùi hương quen thuộc như mùi sữa hay mùi của mẹ. Nhưng những trẻ gặp các vấn đề về não thì không thể, cha mẹ có dựa vào đó để kiểm tra xem trẻ có bị chậm phát triển trí tuệ hay không.
- Miệng: Khi trẻ đến độ tuổi tập nói, cha mẹ nên để ý những điểm bất thường từ khẩu hình miệng của bé, bé có bị hở hàm ếch, giao tiếp không rõ ràng,.. hay không. Khi bé được 2 tuổi mà vẫn chưa nói được hoặc trẻ phát ra những âm tiết không rõ ràng thì rất có thể trẻ bị chậm phát triển trí tuệ.
- Lưỡi: Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường dài hoặc ngắn hơn bình thường khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nói hoặc trẻ cũng có thể không khép miệng lại được gây ra tình trạng dãi dớt quanh miệng và không thể nhai thức ăn qua lâu.
2. Đặc điểm về tư duy
Trẻ chậm phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi IQ thấp. Do vậy nên đặc điểm về tư duy là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Với những trẻ chậm phát triển trí não thì hình thức tư duy chủ yếu của bé là tư duy và ghi nhớ một cách máy móc. Trẻ có thể ghi nhớ nhưng chưa thật sự hiểu bản chất của vấn đề.
Trẻ chậm phát triển trí não chỉ có thể ghi nhớ được những dấu hiệu bên ngoài, còn việc ghi nhớ logic đối với trẻ là cực kỳ khó khăn. Vậy nên khi trẻ hoạt động hay thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà người lớn giao thì trẻ thường khó xác định việc đó là đúng hay sai và không điều khiển được hành vi của mình.
3. Đặc điểm về ngôn ngữ
Về ngôn ngữ thì trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng phát triển chậm hơn bình thường so với những bạn cùng lứa tuổi, bé chậm nói. Vốn từ của trẻ ít hơn, khả năng sử dụng các từ nối và các câu phức tạp kém nên trẻ gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc diễn tả suy nghĩ và ý muốn của mình.
Trẻ thường trả lời cộc lốc, không hiểu được những từ ngữ trừu tượng, khó nắm bắt những khái niệm về các sự vật và hiện tượng xung quanh. Do khó khăn về ngôn ngữ nên trẻ cũng gặp rất nhiều hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của những người xung quanh. Vì vậy, chậm phát triển trí tuệ thường khiến cho trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ.
4. Đặc điểm về trí nhớ
Một đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ không thể không nhắc đến đó là trí nhớ của trẻ. Ở nhóm trẻ này thường xuất hiện hiện tượng chậm nhớ, chóng quên. Trẻ rất khó để có thể nhớ được những thông tin trừu tượng.
Quá trình ghi nhớ của trẻ chậm phát triển trí não thường không bền vững dù chỉ là trong thời gian ngắn. Khi cần hồi tưởng hay nhớ lại về một điều gì đó xảy ra cách thời điểm nhớ không lâu thì trẻ thường nhớ không chính xác hoặc thậm chí là quên luôn sự việc đó.
5. Đặc điểm về cảm giác và tri giác
Đặc điểm về cảm giác và tri giác của trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng hạn chế hơn rất nhiều so với mốc phát triển của bé. Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ trong vấn đề này là trẻ thường chậm chạp, thiếu linh hoạt và tích cực trong việc quan sát một sự vật, sự việc.
Ngoài ra, trẻ đặc biệt gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, những nét giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng. Cha mẹ cũng có thể dựa vào đặc điểm này của trẻ mà kiểm tra cảm giác và tri giác của trẻ bằng cách cho trẻ phân biệt các màu sắc hoặc tìm điểm khác nhau giữa hai bức ảnh.
6. Đặc điểm về tình cảm
Việc bị chậm phát triển trí tuệ cũng khiến cho trẻ gặp những rối loạn về tâm lý và thể chất gây những tác động không nhỏ đến tình cảm, cảm xúc của trẻ. Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ về vấn đề tình cảm cụ thể như sau:
- Trẻ thường có những : “hỗn loạn” nhất định về mặt cảm xúc.
- Trẻ không nhận thức được bản thân mình là người như thế nào.
- Trẻ không phân biệt được yêu, ghét, giận, hờn.
- Cảm xúc rối loạn khiến trẻ có các hành vi tiêu cực như: công kích người khác, tự vệ thái quá, quá tự ti,….
Trên đây chỉ là một trong rất nhiều các dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về mặt trí tuệ. Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở con, cha mẹ nên cho bé đi thăm khám.
Một số lời khuyên hữu ích giúp cha mẹ nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Với những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ đã nêu ở trên thì chắc hẳn cha mẹ cũng hiểu việc nuôi dạy và chăm sóc cho trẻ chậm phát triển là một điều không hề dễ dàng. Việc này đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ của tất cả các thành viên trong gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ:
- Tìm hiểu về nguyên nhân và các thông tin về tình trạng của trẻ để có thể sớm tìm ra cách nuôi dạy và quản lý hành vi của trẻ một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với trẻ, luôn theo sát cuộc sống và mức độ tiến bộ của trẻ ở trường.
- Tích cực cho trẻ tham gia các lớp học phát triển kỹ năng như hát, nhảy, vẽ,… giúp trẻ cải thiện các kỹ năng xã hội.
- Khuyến khích tính độc lập ở trẻ, chỉ nên hướng dẫn trẻ khi trẻ thật sự cần thiết. Khen ngợi và có phần thưởng khi trẻ làm tốt và tuyệt đối không la mắng trẻ.
- Tham gia vào cộng đồng hoặc các hội nhóm có bố mẹ cùng chung hoàn cảnh để có thể nhận được lời khuyên và hỗ trợ về mặt tinh thần.
- Cần đặc biệt chú ý đến các hành vi mang tính chất hung hăng của trẻ và nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia để giúp trẻ vượt qua tình trạng đó.
Bài viết trên đây là những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ mà chúng tôi muốn mang đến cho cha mẹ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về trẻ. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào các bạn hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết để được giải đáp nhé !