Hiện tượng cứng cổ ở trẻ sơ sinh đúng giai đoạn sẽ là niềm vui của cha mẹ, còn trẻ cứng cổ sớm gây trẻ vẹo cổ là nỗi băn khoăn thậm chí là sự lo lắng của mỗi gia đình. Vậy trẻ sơ sinh cứng cổ sớm có nguy hiểm không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Cứng cổ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Việc cứng cổ ở trẻ sơ sinh không hề nguy hiểm bởi đó là hiện tượng hết sức bình thường trong giai đoạn phát triển, trẻ dần cứng cáp và có những biểu hiện như ngóc đầu lên hoặc lẫy, vươn về phía trước… tuy nhiên nếu bé còn quá nhỏ (dưới 3 tháng tuổi) mà đã cứng cổ thì có thể nguyên nhân đó là bé đang phát triển quá nhanh, hoặc do cách bồng bế của cha mẹ tác động lớn tới phần cổ của con.
Mặt khác, trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn gây nên hoặc trương lực cơ cũng có biểu hiện đó là cứng cổ sớm, chúng ta không thể loại trừ trường hợp này bởi trẻ sinh ra và phát triển một cách bình thường sẽ biết ngóc đầu lên trong giai đoạn từ 3 – 5 tháng tuổi, và cứng cổ hẳn khi bé trên 6 tháng tuổi.
Vì vậy, nếu trẻ mới chỉ dưới 2 hoặc dưới 3 tháng tuổi mà cổ đã cứng thì chưa chắc đây là tin đáng mừng, mà tốt hơn hết cha mẹ nên đưa con đi khám tại các bệnh viện hoặc trung tâm uy tín và chẩn đoán xem thực sự bé có đang gặp vấn đề gì về rối loạn vận động chức năng hoặc tiềm ẩn nguy hiểm gì hay không.
Cứng cổ ở trẻ sơ sinh sẽ là nguy hiểm khi cấu trúc của hệ cơ đã bị hư tổn từ lúc trẻ được sinh ra, hoặc từ khi bé còn trong bụng mẹ. Thế nhưng không phải trong trường hợp nào cha mẹ cũng có thể nhận biết được vấn đề này, bởi giai đoạn đầu cổ của con còn rất yếu và bé chỉ tập trung ngủ nhiều nên không có cơ hội để quan sát kỹ lưỡng, hoặc không thể nhận ra sớm, trong khi điều này không dễ để nhận thấy.
<< Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh cổ yếu.
Thế cho nên, trẻ sơ sinh cứng cổ sớm là tín hiệu không tốt, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về não bộ và sự phát triển của con sau này, cha mẹ cần hết sức lưu ý. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh cứng cổ sớm?
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh cứng cổ sớm?
Các bậc cha mẹ nên bình tĩnh và cho con đi khám để được chẩn đoán sớm nhất có thể, từ đó áp dụng những phương pháp cần thiết cho con, bởi ai cũng sẽ lần đầu làm cha làm mẹ, không dễ gì có thể nắm bắt và hiểu rõ hay suy đoán ngay được hết các vấn đề của trẻ. Hơn nữa con còn quá bé nên việc cho bé đi khám và lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ là điều cần thiết và an toàn nhất.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo việc liên hệ các trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng để được nghe tư vấn miễn phí và hỗ trợ can thiệp các phương pháp như vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả… để con có cơ hội hồi phục tốt nhất và đạt được hiệu quả tối ưu, tránh tình trạng tái diễn về sau.
Nên cho trẻ cứng cổ sớm ăn các loại sữa theo chỉ định của bác sĩ, không nên bồi bổ cho con bằng quá nhiều những loại sữa công thức khác nhau, trong một số trường hợp sẽ gây ảnh hưởng tới phần cổ và não bộ cũng như sự phát triển toàn diện của con. Ngoài ra cần bồng bế trẻ đúng cách, tránh làm ảnh hưởng hay tổn thương đến phần cổ của bé.
Không nên cho bé uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc các loại sữa công thức hoặc tự áp dụng vật lý trị liệu tại nhà khi bé còn quá nhỏ và đang gặp vấn đề của sự phát triển các cơ ở cổ, cha mẹ nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia để có thể chăm sóc con đúng cách nhất, không làm ảnh hưởng đến vấn đề cứng cổ của trẻ.
Trên đây là những giải đáp cho vấn đề cứng cổ ở trẻ sơ sinh, có lẽ mọi người đã hiểu và có được câu trả lời cho chính mình. Mong rằng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích mà bạn cần, hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo.