Vật lý trị liệu hô hấp nhi là một trong những phương pháp vật lý trị liệu phổ biến giúp cải thiện chức năng hô hấp. Tuy nhiên, trên thực tế không phải trong trường hợp bệnh hô hấp nào, bệnh nhân cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những trường hợp thích hợp để áp dụng vật lý trị liệu hô hấp.
1. Có nên can thiệp vật lý trị liệu để lấy đờm cho trẻ không?
Có thể tập vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ trong trường hợp những trường hợp sau đây:
- Viêm nghẹt mũi.
- Viêm xẹp thùy phổi.
- Viêm tiểu phế quản.
- Bệnh lý liên quan tới đường hô hấp gây ứ đọng và tắc nghẽn đường hô hấp.
- Bệnh hô hấp mãn tính.
- Bệnh liên quan gây ứ đọng đờm nhớt như bại não, các bệnh liên quan tới thần kinh.
Không nên can thiệp vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ trong trường hợp trẻ bị viêm phổi chưa có biến chứng thì vật lý trị liệu hô hấp gần như không có tác động lớn tới bệnh. Theo một nghiên cứu áp dụng với cả trẻ em và người lớn thì vật lý trị liệu hô hấp gần như không có tác động lên phổi trong thời gian nằm viện, bị sốt và phổi gặp các tổn thương.
Trẻ mắc các bệnh liên quan tới hen suyễn không nên làm vật lý trị liệu. Đặc biệt, khi trẻ đang lên cơn hen với những triệu chứng như khó thở, khò khè thì vật lý trị liệu có nguy cơ cao làm nặng thêm tình trạng trên.
Vào những đợt thay đổi thời tiết, trẻ thường có các vấn đề liên quan tới mũi và phổi. Bố mẹ không nên đưa trẻ đi vật lý trị liệu mà hãy áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà như nhỏ mũi, hút mũi, bơm rửa mũi và uống nước.
Vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh giúp lấy đờm chỉ là biện pháp hỗ trợ, không phải biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh ở trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp cải thiện bệnh phù hợp.
2. Trường hợp áp dụng vật lý trị liệu cho trẻ bị bệnh hô hấp hợp lý nhất
Có rất nhiều loại bệnh hô hấp khác nhau liên quan tới các cơ quan hô hấp. Tùy từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên áp dụng vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh hay không.
Trường hợp vật lý trị liệu hô hấp nhi đạt hiệu quả cao nhất khi áp dụng với bệnh viêm tiểu phế quản đi kèm với biến chứng xẹp phổi. Biện pháp này có tác dụng tương tự với biện pháp hút đờm bằng nội soi khó thực hiện hơn. Để đảm bảo an toàn cho các con, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trong một số trường hợp, bé sau khi phẫu thuật lồng ngực và có tình trạng ứ đọng đờm làm tắt đường thở cũng được áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trên. Đây là trường hợp nguy cấp và cần chỉ định của bác sĩ mới thực hiện.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về những trường hợp dùng vật lý trị liệu đạt hiệu quả cao nhất. Vật lý trị liệu hô hấp nhi là phương pháp hỗ trợ không phải điều trị tận gốc bệnh nên cần sự tư vấn của người có chuyên môn trước khi thực hiện.