Chứng khó nuốt ở trẻ thời gian đầu mẹ chưa cần quá lo lắng nhưng nếu tình trạng của con kéo dài, không có dấu hiệu cải thiện thì mẹ cần đưa con đi khám. Nguyên nhân con mắc phải chứng khó nuốt có thể liên quan đến các bệnh lý nên mẹ không được chủ quan khi con mắc hội chứng này.
Chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc phải chứng khó nuốt có thể nhận biết qua hành vi ăn uống ở trẻ. Trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ hoặc ăn cháo phải tốn nhiều thời gian để tiếp nhận thức ăn là trẻ đang mắc chứng khó nuốt. Có một số trường hợp trẻ còn đẩy thức ăn ra ngoài và trẻ không biết nuốt.
Vì quá trình nhai nuốt liên quan đến hầu họng nên khi trẻ gặp hội chứng này thì rất có thể gây ảnh hưởng tới phổi, đường hô hấp cũng như quá trình hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ. Nếu để chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh kéo dài, rất có thể trẻ sẽ bị suy hô hấp, suy dinh dưỡng cũng như để lại các biến chứng sức khỏe khó lường sau này.
Trẻ sơ sinh bị chứng khó nuốt có đáng lo ngại?
Chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh thời gian đầu chưa có gì đáng lo ngại nhưng nếu tình trạng của con không có sự cải thiện, bé vẫn bị khó nuốt kéo dài thì mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức. Thông thường, trẻ sơ sinh khó nuốt sữa xảy ra là vì vấn đề phát triển do sinh non, bé ăn quá nhanh hoặc do các vấn đề khác trong lúc bú mẹ.
Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì rất có thể bé đang mắc một số bệnh lý như:
- Trẻ bị hẹp thực quản bẩm sinh, co thắt tâm vị
- Trẻ bị nhược cơ
- Trẻ bị rối loạn hệ thần kinh, trẻ bại não
- Trẻ sơ sinh bị hở môi, hở vòm miệng hoặc thắng lưỡi bám thấp
- Trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa
Đây là 1 số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó nuốt và tất nhiên không phải trẻ sơ sinh nào khó nuốt cũng gặp phải các nguyên nhân này. Mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế uy tín và thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn đê có kết quả chính xác về tình trạng của trẻ.
Và nếu trẻ mắc chứng khó nuốt do một trong các nguyên nhân trên thì đây thực sự là vấn đề mẹ cần lo lắng. Nếu không có sự can thiệp ngay từ sớm, khó nuốt khiến trẻ không biết nhai và rất có thể con sẽ bị ảnh hưởng bởi các biến chứng sức khỏe.
Con sẽ bị suy hô hấp nếu không thể nhai nuốt bình thường, thậm chí là bị nhiễm trùng đường hô hấp nếu cố gắng nuốt, lâu dần còn có thể hình thành lên bệnh viêm phổi ở trẻ.
Trẻ khó nhai nuốt cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Khi không thu nạp đủ các dưỡng chất cần thiết, nguy cơ trẻ chậm phát triển thể chất, trẻ suy dinh dưỡng là rất cao. Vì vậy nếu có sự can thiệp kịp thời chứng khó nuốt ở trẻ sẽ được cải thiện một cách nhanh hơn.
Làm thế nào để nhận diện chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh
Các chuyên gia nhận định, chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh mẹ có thể nhận diện qua hành vi ăn uống của con. Con mút sữa còn yếu hay con có biểu hiện sặc, nghẹn, nôn mửa trong quá trình ăn uống và đau tức lồng ngực sau khi ăn là con đang gặp phải chứng khó nuốt.
Khi con gặp phải các dấu hiệu tương tự như trên, mẹ nên đưa con tới trung tâm y tế để được kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán chính xác xem liệu con có bị chứng khó nuốt hay không. Cha mẹ cũng nên lưu ý tham khảo các cơ sở y tế uy tín, được nhà nước cấp phép và đảm bảo về chất lượng thăm khám cho trẻ.
>>>Tham khảo thêm: TOP 5 Trung Tâm Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng Tốt Nhất Hà Nội
Chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh sẽ không có gì đáng lo ngại nếu mẹ theo dõi và có những phương pháp điều trị kịp thời cho con. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, mẹ đã có câu trả lời cho chính mình về vấn đề này. Và nếu thấy những thông tin này hữu ích, mẹ hãy chia sẻ rộng rãi tới các bậc phụ huynh khác nhé.