Nhược cơ là một trong những bệnh hiếm gặp, khá nguy hiểm và khó chữa, là hiện diện của tình trạng giảm trương lực cơ khiến người mắc bệnh không thể vận động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Tổng quan về bệnh nhược cơ ai cũng nên biết
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về bệnh nhược cơ, dấu hiệu và nguyên nhân của chứng bệnh này:
Bệnh nhược cơ là bệnh gì?
Bệnh lý nhược cơ hay chính là tình trạng cơ bị suy nhược, là bệnh tự miễn của những điểm nối dây thần kinh đến cơ của người mắc phải, khả năng vận động của các cơ thay đổi một cách thất thường theo từng thời điểm khác nhau.
Lúc đó cơ thể sẽ tiết ra một kháng thể ngăn cản quá trình liên kết giữa hệ thần kinh và cơ, làm giảm khả năng dẫn truyền thần kinh đến các chi. Nhược cơ còn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh người mềm nhũn, do nhiều nguyên nhân khác nhau và có những dấu hiệu dễ nhận biết.
Dấu hiệu bệnh nhược cơ
Một vài triệu chứng bệnh nhược cơ điển hình thường gặp ở người mắc chứng nhược cơ đó là:
- Bị sụp mí mắt: Mắt bị sụp cả 2 mí hoặc sụp một bên mắt, mắt có thể mở lớn khi mới thức dậy tuy nhiên sẽ bị sụp ngay sau đó.
- Gặp khó khăn khi giữ đầu ngẩng cao: Bé không chịu ngóc đầu, lý do là yếu cơ đầu, ngoài ra khó thực hiện việc nâng đồ vật hoặc không thể đứng dậy nhanh chóng mà phải đứng dậy một cách từ từ.
- Tầm nhìn đôi: Người mắc chứng nhược cơ có thể nhìn một vật thành 2 hay nhiều ảnh ảo khác nhau.
- Thường xuyên thở một cách mệt mỏi: Các cơ mỏi liên tục, thậm chí liệt vận động.
- Cơ hàm bị mỏi khi ăn uống và nhai nhiều: Nhất là những thực phẩm dai, người bị nhược cơ sẽ cảm thấy khó nhai và khó nuốt, dễ sặc là khi bị yếu cơ nhai.
- Chứng khó nuốt ở trẻ sơ sinh và khó khăn khi nói: Bị hụt hơi khi nói, hoặc vừa nói vừa thở dốc, rất ít khi hoạt động cơ mặt.
- Leo cầu thang một cách chậm rãi: Do cơ yếu không thể đi nhanh được, dễ bị vấp ngã. kèm theo dáng đi vô cùng nặng nề, không linh hoạt trong mọi việc, luôn thụ động.
- Dấu hiệu nhược cơ ở trẻ sơ sinh: Như trẻ thường xuyên quấy khóc, kén ăn, hay sặc sữa sau sinh.
Các dấu hiệu đi kèm như khó nhắm mắt hoàn toàn, đau mỏi cơ và lười vận động.
Nguyên nhân gây chứng nhược cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng nhược cơ, cụ thể là do người bệnh mắc một số bệnh như có khối u tại tuyến ức, gặp những chấn thương do não gây ra hoặc hệ thần kinh kém phát triển. Khi đó hệ điều hành ở thùy não gặp vấn đề gây nên những rối loạn trong các chức năng của cơ thể như chứng nhược cơ.Vây
Mẹ khi mang bầu không có điều kiện cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, vậy nên bé không được phát triển toàn diện, hoặc trong quá trình mang bầu, mẹ bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng hoặc ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh… cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn đến trẻ bị yếu cơ hoặc hệ miễn dịch kém.
Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân, hoặc khi bạn mắc các chứng bệnh lý khác như viêm khớp, viêm tuyến giáp… cũng có thể bị di căn gây nên chứng nhược cơ về sau.
Bệnh nhược cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Nhược cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và gây rối loạn vận động chức năng, giảm khả năng vận động của người mắc bệnh, có khả năng gây ra tình trạng tử vong do suy hô hấp cấp, đây cũng là là hậu quả nghiêm trọng nhất.
Người mắc bệnh nhược cơ sẽ không tự sinh hoạt và lao động được, phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc và giúp đỡ từ gia đình. Rất bất tiện và tinh thần bị đi xuống và ảnh hưởng nặng nề, nhất là ở trẻ sơ sinh còn quá trình phát triển về sau sẽ gặp nhiều khó khăn cho cả bé và cha mẹ.
Ngoài ra nhược cơ sẽ đi kèm với các bệnh lý khác cũng như các tình trạng khác như vẹo cột sống ở trẻ, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc cơ thể không phát triển đồng đều…
Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh nhược cơ?
Cách phòng tránh bệnh nhược cơ?
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhược cơ đó chính là các bạn nên tham gia khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để có thể nhận biết và khắc phục sớm những vấn đề của cơ thể, ngoài ra:
- Nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao khả năng vận động cũng như có một lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe và hệ thống cơ.
- Nên ăn uống điều độ, đủ chất, uống nhiều nước, ăn bổ sung các thực phẩm như rau xanh, củ quả và hạn chế ăn nhiều đạm và các đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
- Ngủ đủ giấc, không nên chỉ ngồi một chỗ mà nên vận động và hoạt động điều độ.
- Mẹ bầu nên ăn uống và vận động phù hợp, không nên sử dụng các loại thuốc hay ăn những thực phẩm không cho phép để đảm bảo sự phát triển bình thường cho thai nhi.
Vậy nên để có một cuộc sống tích cực và một lối sống lành mạnh, mọi người hãy ăn uống và tập thể dục đầy đủ để cơ thể luôn khỏe mạnh, kháng lại những tác nhân xấu gây nên tình trạng nhược cơ và những bệnh lý khác nữa.
<< Có thể bạn quan tâm: Giảm trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là gì?
Trên đây là những giải đáp về chủ đề bệnh nhược cơ chúng ta cần lưu ý. Tuy nhiên mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vậy nên nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp nhé.