Trẻ chỉ ngồi chân chữ W có nguy cơ chậm phát triển nếu trẻ có những biểu hiện yếu cơ. Tư thế này về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin về việc trẻ chỉ ngồi chân chữ W.
1. Trẻ ngồi chân chữ W có nguy cơ chậm phát triển hay không?
Trẻ ngồi chân chữ W có nguy cơ chậm phát triển nếu khi đến 2 tuổi trở lên trẻ vẫn thường xuyên ngồi theo tư thế này. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ chậm phát triển nếu đi kèm những biểu hiện sau đây:
- Trẻ chỉ ngồi duy nhất tư thế W, bé chậm ngồi
- Trẻ nhón chân, đi khập khiễng.
- Trẻ bị yếu cơ, cơ chi dưới xuất hiện tình trạng nhược.
- Trẻ đi dáng “ chim bồ câu”
- Tỏ ra vụng về khi phải thực hiện những hành động kết hợp hai bên cơ thể như kéo khóa, buộc dây giày,…
Nếu bé có những biểu hiện nêu trên, bố mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và đánh giá. Ba mẹ không nên chủ quan sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé trong tương lai.
2. Nguyên nhân trẻ ngồi chân chữ W
Nguyên nhân chính trẻ ngồi chân chữ W là do phần cấu trúc xương đùi ở trẻ chưa được hoàn thiện nên khi ngồi như vậy, trẻ sẽ có cảm giác cơ thể được cân bằng hơn. Hơn nữa, khi ngồi ở tư thế W, trẻ xoay chân dễ dàng hơn do xương còn mềm dẻo. Ở một số trẻ, ngồi chân chữ W giúp chúng thoải mái hơn trong sinh hoạt, nói chuyện, ngồi học,…
Thói quen này thông thường sẽ tự động biến mất khi trẻ bước vào độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Tuy nhiên thỉnh thoảng, cha mẹ vẫn có thể bắt gặp con đang ngồi trong tư thế này do chúng thấy thoải mái.
3. Tác hại của việc trẻ ngồi chân chữ W trong thời gian dài
Tư thế ngồi chân chữ W tuy là một tư thế ngồi phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương khớp và hệ thống cơ. Dưới đây là một số tác hại khi trẻ ngồi chân chữ W quá lâu mà không đổi tư thế.
3.1. Ảnh hưởng tới cơ thân trên và chân
Tư thế ngồi chữ W hoạt động theo nguyên lý dồn nhiều áp lực vào cơ chân, hông và đầu gối của trẻ. Để có thể thăng bằng, trẻ sẽ duy trì tư thế này trong suốt quá trình ngồi nên chịu nhiều sức nặng.
Trẻ ngồi chân chữ W trong thời gian dài khiến hình dáng chân bị thay đổi phát triển theo hướng cong hoặc khuỳnh, lúc đi đứng chân có dạng chữ X. Tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sau thời gian dài, sức mạnh phần thân trên của trẻ không sử dụng tới khiến nhóm cơ này ngày càng suy giảm chức năng, bé bị yếu cơ cổ. Về phần thân dưới, các nhóm cơ như gân kheo, cơ khớp háng và gân gót chân xảy ra tình trạng co rút.
3.2. Ảnh hưởng tới khớp háng
Tư thế ngồi W ảnh hưởng trực tiếp tới khớp háng do trọng tâm dồn vào hông trong một thời gian dài. Khớp háng bị điều chỉnh hướng vào trong so với tự nhiên, làm tăng nguy cơ trẻ bị trật khớp. Ngoài ra, nếu không thay đổi kịp thời trẻ dễ mắc chứng loạn sản khớp háng.
3.3. Ảnh hưởng tới khả năng cân bằng
Ngồi trong tư thế W quá lâu, trẻ sẽ gặp các vấn đề về cân bằng, phối hợp. Ngoài ra, khả năng sử dụng các nhóm cơ lớn hơn của trẻ bị hạn chế, trẻ chậm đi và khó khăn cân bằng.
Việc này đôi khi ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ, gây giảm chú ý khi cố gắng ngồi ngay ngắn và thẳng. Trong tương lai, các kỹ năng hoạt động và học tập đều bị ảnh hưởng và gặp các bất cập.
4. Bố mẹ nên làm gì khi con duy trì ngồi tư thế W
Nếu quan sát thấy trẻ thường xuyên ngồi tư thế W, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Khi thấy trẻ thường xuyên ngồi trong tư thế W, bố mẹ hãy nhắc nhở và tạo điều kiện cho trẻ vận động nhiều hơn.
4.1. Nhắc nhở trẻ
Khi thấy trẻ ngồi trong tư thế W quá lâu mà không thay đổi, mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở bé như:
- Con thử ngồi xếp bằng giống ba/ mẹ nè.
- Con ơi, duỗi chân ra cho mẹ xem chân ai dài hơn nào.
- Con có mỏi chân không, con duỗi chân ra phía trước cho đỡ mỏi nhé!
- Con hãy ngồi như ba/ mẹ để không bị tê chân nha.
Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở các thành viên trong gia đình nhẹ nhàng nhắc nhở khi thấy trẻ ngồi trong tư thế này, tránh to tiếng hoặc nóng giận khiến trẻ thêm sợ hãi.
>>>Xem thêm: Bé 10 Tháng Tuổi Chưa Biết Ngồi Có Chậm Phát Triển Vận Động?
4.2. Tạo điều kiện cho trẻ vận động
Ba mẹ hãy đa dạng các trò chơi cho trẻ bao gồm các trò chơi vận động. Hãy bày thật nhiều đồ chơi mà trẻ yêu thích xung quanh khu vực trẻ để bé có cơ hội xoay người, di chuyển, vận động phần thân trên nhiều hơn. Đặc biệt, hãy đưa bé ra ngoài chơi và vận động để trẻ không ngồi lì một chỗ, hít thở không khí.
Bài viết trên đã cung cấp cho trẻ thông tin về việc ngồi chân chữ W. Nếu trẻ giữ nguyên tư thế này trong một thời gian quá dài và quá lâu, ba mẹ cần đưa trẻ tới các đơn vị y tế uy tín để kiểm tra, đánh giá, tránh ảnh hưởng tới phát triển vận động.