Bé không biết nuốt không phải là không có khả năng nuốt mà là bé gặp khó khăn trong quá trình nhai, nuốt thức ăn. Nguyên nhân bé gặp phải tình trạng này có thể do bé mắc các bệnh lý về đường hầu họng, đường hô hấp hoặc do tâm lý bé sợ mắc nghẹn nên bé không dám nuốt thức ăn.
Bé không biết nuốt nguyên nhân do đâu?
Trẻ không biết nuốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: trẻ bại não, trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, hầu họng hoặc có thể tâm lý trẻ sợ mắc nghẹn, trẻ lười ăn nên không biết nuốt. Nhưng tuy nhiên, không phải là trẻ không biết nuốt mãi mãi mà nếu có sự can thiệp từ sớm trẻ vẫn có thể cải thiện tình trạng này.
Trẻ bị bại não, mắc phải các chấn thương ở não
Hệ thần kinh não bộ là nơi quyết định ý thức và hành động của trẻ. Trẻ mắc các vấn đề liên quan đến não bộ như bại não, hội chứng Down sẽ không thể phát triển bình thường về cử chỉ cũng như tư duy. Trẻ không biết nuốt, trẻ không biết nhai cũng có thể do nguyên nhân này.
Trẻ sinh non nhẹ cân
Trẻ sinh non cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề trẻ khó nuốt vì thông thường trẻ sinh non chậm phát triển hơn trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, trẻ có thể cải thiện dần dần nếu cha mẹ có sự can thiệp cho trẻ.
Trẻ mắc các vấn đề liên quan đến hầu họng
Nếu trẻ bị đau họng, viêm họng hoặc mắc các vấn đề tổn thương vòm họng trẻ sẽ khó có thể nuốt như bình thường. Do họng của bé bị đau nhức nên bé sẽ có tâm lý sợ nuốt và khó nuốt. Trường hợp này bé cần phải được thăm khám và điều trị thì mới có thể nhai nuốt như bình thường.
Trẻ gặp các bệnh về hô hấp
Nhai, nuốt, thở là những hành động xảy ra cùng lúc trong quá trình ăn uống của trẻ. Vậy nên đường hô hấp của trẻ đóng vai trò rất quan trọng, nếu trẻ gặp vấn đề về hô hấp như khó thở hoặc phải sử dụng những thiết bị hỗ trợ thở thì trẻ sẽ khó nuốt thức ăn như bình thường, thậm chí là không thể nuốt.
Chứng khó nuốt ở trẻ là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của bé. Nó có thể xuất hiện ngay từ khi bé chào đời và kéo dài cho đến khi bé lớn. Nếu không có sự can thiệp điều trị thì chắc chắn bé sẽ không thể tiếp nhận thức ăn một cách bình thường như các bé khác.
Trẻ khó nuốt có thể gặp phải biến chứng gì?
Trẻ không biết nuốt dù vì bất kỳ nguyên nhân gì cũng sẽ gặp những biến chứng khó lường nếu ba mẹ không có sự can thiệp kịp thời. Một số biến chứng có thể kể đến như:
- Trẻ chậm phát triển thể chất: Chứng khó nuốt sẽ làm cho trẻ gặp khó khăn trong quá trình ăn uống và trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vậy nên trẻ rất dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất.
- Trẻ bị viêm phổi: Trẻ khó nuốt sẽ khiến cho thức ăn bị mắc kẹt trong phổi. Các vi khuẩn trong thức ăn xâm nhập sẽ khiến cho trẻ bị viêm phổi.
- Trẻ có giọng nói yếu: Vì mắc phải chứng khó nuốt nên cổ họng và dây thanh quản của trẻ phần nào đấy sẽ có sự tổn thương. Điều này sẽ khiến trẻ bị hạn chế trong giọng nói, thậm chí nhiều trường hợp trẻ quá đau và không thể nói.
Biến chứng mà tình trạng khó nuốt để lại dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và tương lai của trẻ. Vì vậy ba mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm tình trạng mà con gặp phải để có sự can thiệp kịp thời.
Ba mẹ không nên chủ quan trong vấn đề sức khỏe của trẻ, tránh trường hợp trẻ có thể rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn.
Mẹ nên làm gì khi bé khó nuốt?
Lời khuyên tốt nhất cho mẹ khi bé không biết nuốt đó là đưa trẻ đến trung tâm y tế. Tại đây, các bác sĩ chuyên môn sẽ thăm khám cho bé để xác định xem nguyên nhân bé gặp phải là do đâu và đang ở mức độ nào để có lộ trình cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu trẻ khó nuốt do các vấn đề liên quan đến hầu họng thì sẽ phải luyện tập một số bài tập và học các kỹ thuật kích thích phản xạ nuốt. Trong những trường hợp khác như trẻ khó nuốt do bại não, do gặp vấn đề về hô hấp thì cần phải kết hợp song song hai biện pháp điều trị là can thiệp y khoa và phục hồi chức năng trẻ mới có thể cải thiện nhanh chóng.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng và thực phẩm trong mỗi bữa ăn của bé. Nếu bé không biết nuốt mẹ cần thay đổi kết cấu và kích thước thức ăn mà trẻ ăn hàng ngày.
Mẹ có thể xay, nghiền hoặc sử dùng những thực phẩm mềm để hỗ trợ bé tập nhai, nuốt dễ dàng hơn. Một số thực phẩm mẹ nên dùng và hạn chế dùng cho bé như sau:
Thực phẩm nên dùng | Thực phẩm cần hạn chế |
|
|
Mẹ có thể thay đổi chế độ ăn hàng ngày của con dựa vào bảng thực phẩm trên. Tuy nhiên nếu con vẫn gặp tình trạng khó nuốt thì mẹ cần đưa con đi can thiệp tại trung tâm vật lý trị liệu cho trẻ em để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bé không biết nuốt sẽ không phải là vấn đề quá đáng lo ngại nếu ba mẹ có sự can thiệp kịp thời. Hy vọng với thông tin chia sẻ trong bài viết ba mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc con đúng khoa học. Nếu thấy những thông tin này hữu ích, ba mẹ hãy ấn nút share đến các bậc phụ huynh khác nhé.