Tình trạng chậm lẫy ở trẻ nguyên nhân chủ yếu là do trẻ lâu cứng cổ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ thêm nhiều thông tin hữu ích về việc chậm lẫy ở trẻ và cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ có dấu hiệu của chậm lẫy.
Bé chậm lẫy cha mẹ phải làm sao ?
Cha mẹ không nên quá lo lắng về việc trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật. Nếu trẻ 3 tháng tuổi mà chưa dấu hiệu tập lẫy thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng về việc trẻ chậm lẫy thì phải làm sao mà cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ chậm lẫy và có thể tìm cách khắc phục cho trẻ ngay tại nhà. Hãy quan sát và để ý trẻ để có thể tìm ra những giải pháp phù hợp nhất giúp trẻ nhanh biết lẫy.
Một số trẻ vẫn có khả năng lẫy tự nhiên nhưng biểu hiện của trẻ còn chưa thật rõ ràng hay trẻ vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề tập lẫy. Thì cha mẹ nên khuyến khích trẻ lẫy bằng cách gây chú ý với trẻ bằng cách đặt một món đồ chơi theo góc nghiêng so với thân hình của trẻ để trẻ được kích thích khả năng lẫy. Nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện trong thời gian dài thì cha mẹ nên cân nhắc về việc cho trẻ tham gia vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh để nhanh chóng cải thiện tình trạng cho trẻ.
Tuy nhiên, một số trường hợp bé chậm biết lật sẽ có thời gian chậm lẫy lâu hơn so với mốc phát triển của mình thì cha mẹ nên tìm những bài tập tại nhà giúp cho bé nhanh biết lẫy. Bởi việc bé biết lẫy chính là tiền để cho những kỹ năng vận động về sau như trườn, bò, ngồi, đứng,… Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp trẻ nhanh biết lẫy mà cha mẹ có thể tham khảo cho bé tại nhà:
- Hãy tích cực cho trẻ nằm nghiêng và dùng những món đồ chơi mà trẻ yêu thích để kích thích trẻ lật người. Hoặc khi vui đùa với trẻ bạn cũng nên đặt trẻ nằm nghiêng để bé có thể tự lật người về phía mình.
- Cho bé tập bài tập nằm bụng thường xuyên. Cha mẹ nên bắt đầu tập bằng việc cho trẻ nằm bụng 5 phút mỗi ngày và sau đó tăng dần thời gian tập cho trẻ. Mỗi ngày chỉ nên cho trẻ tập từ 3 đến 4 lần, không nên quá lạm dụng bài tập này cho trẻ.
Nếu trẻ chậm lẫy mà bé vẫn có thể bò, ngồi và đi theo đúng mốc phát triển của độ tuổi thì rất có thể đó là biểu hiện của trẻ trốn lẫy. Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng về việc này. Nhưng khi thấy trẻ chậm lẫy quá lâu mà có kèm theo các biểu hiện của sự chậm phát triển thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc trung tâm phục hồi chức năng gần nhất để có những đánh giá chính xác và can thiệp kịp thời cho trẻ.
Bài viết bạn nên đọc: Trẻ Trốn Lẫy Có Sao Không? 3 Bất Lợi Bé Có Thể Gặp Phải
Khi nào thì trẻ tập lẫy ?
Hầu hết trẻ nhỏ thường tập lẫy khi mới chỉ 3 tháng tuổi. Tùy vào từng khả năng phát triển của trẻ mà trẻ cũng có thể biết lẫy muộn hơn vào thời điểm 4-5 tháng tuổi. Nhưng cũng có một số trẻ bỏ qua giai đoạn lẫy mà chuyển luôn qua các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trẻ có thể lẫy là khi cơ cổ, cơ tay của trẻ đủ cứng cáp và có thể tự điều khiển cơ thể của mình để có thể có những cú lật người. Bé trước khi biết lẫy thường có những hành động như: nhấc đầu lên cao, cong lưng lại, chống tay, nhấc ngực ra khỏi mặt đất, đá chân và bơi bằng hai tay khi trẻ được đặt nằm sấp. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ làm những điều này vì những hành động đó sẽ giúp cho các cơ của bé trở nên khỏe mạnh hơn và giúp cho trẻ nhanh biết lẫy hơn.
Nguyên nhân khiến bé bị chậm lẫy
Để cha mẹ có thể biết được mình phải làm gì khi trẻ chậm lẫy thì trước hết cha mẹ cần phải biết những nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ để có thể khắc phục cho trẻ một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chậm lẫy của trẻ cha mẹ có thể tham khảo:
- Thường những trẻ sinh non chậm phát triển hơn so với những bé sinh đủ tháng. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho trẻ bị chậm lẫy.
- Cân nặng của bé cũng là một trong những yếu tố khiến cho bé chậm lẫy. thường thì những trẻ có thân hình nhỏ hơn sẽ thường dễ biết lẫy hơn những đứa trẻ mũm mĩm.
- Trẻ được đặt nằm sấp nhiều hơn thì thường sẽ nhanh biết lẫy hơn những trẻ hay được cha mẹ đặt nằm ngửa.
- Khi mới sinh, mẹ thường quấn bé trong chăn hoặc quấn chăn quanh người để ủ ấm bé quá thường xuyên, Việc này gây cản trở bé vận động và dần dần sẽ gây nên tình trạng trẻ lười vận động và khiến bé chậm biết lẫy.
- Mẹ không nên cho bé tập lẫy trên đệm quá mềm, dễ lún khiến cho bé khó có thể học được cách giữ thăng bằng cơ thể. Tốt nhất mẹ nên cho bé tập lẫy trên đệm cứng hoặc trải một tấm chăn mỏng trên nền nhà để có thể vừa giúp trẻ không bị đau khi tập lẫy mà trẻ cũng có thể học cách giữ thăng bằng cơ thể một cách tốt nhất.
- Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây tra tình trạng chậm lẫy ở trẻ như trẻ bị yếu cơ hoặc các bệnh khác gây những cản trở nhất định khiến trẻ chậm phát triển thể chất.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về vấn đề cha mẹ phải làm gì khi trẻ chậm lẫy. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ở phần dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn một cách chính xác nhất.