Một trong những vấn đề được cha mẹ quan tâm hiện nay đó là bé 8 tháng tuổi chưa biết ngồi có sao không bởi tình trạng bé chậm ngồi xảy ra rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết được vì sao bé 8 tháng chưa biết ngồi và cách khắc phục cho trẻ.
Vì sao bé 8 tháng chưa biết ngồi ?
Có hai nguyên nhân chính khiến cho bé 8 tháng tuổi chưa biết ngồi: mẹ chưa biết cách hỗ trợ con trong quá trình vận động hoặc cơ thể con bị thiếu hụt canxi.
Cha mẹ có thể phát hiện ra tình trạng thiếu canxi ở trẻ vào khoảng tháng thứ 6. Có rất nhiều dấu hiệu để cha mẹ nhận rõ như: trẻ lâu cứng cổ, chậm lật, trẻ chưa ngồi được,… Khi phát hiện, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để biết được trẻ có thật sự thiếu hụt canxi hay không. Nếu có thì cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và cho trẻ bổ sung canxi bằng việc sử dụng thực phẩm chức năng cho trẻ.
Trường hợp khác, nếu cha mẹ nhận thấy con vẫn có sự phát triển bình thường nhưng vẫn chưa thể ngồi thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Việc cha mẹ cần làm là tìm hiểu các cách để hỗ trợ con hoàn thiện kỹ năng ngồi của mình hoặc cha mẹ cũng có thể cho con tham gia vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh để trẻ có thể được phát triển một cách toàn diện nhất ngay từ khi còn bé.
Ngoài ra, sự chậm phát triển ở các mốc vận động trước đó cũng khiến cho bé 8 tháng tuổi chưa biết ngồi. Ví dụ như: bé không chịu ngóc đầu, bé chậm biết lật,… Cha mẹ nên hỗ trợ để trẻ có thể phát triển theo các bước phát triển vận động của trẻ.
Bé 8 tháng tuổi chưa biết ngồi mà có kèm theo các biểu hiện như:
- Trẻ gặp khó khăn trong việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa các ngón tay để cầm nắm đồ vật hoặc đồ chơi, trẻ bị yếu cơ
- Trẻ chỉ có thể cầm nắm đồ vật trong thời gian ngắn.
- Trẻ không hoặc hiếm khi đưa những đồ vật mà trẻ nhặt được đưa vào miệng để nếm, liếm.
Những biểu hiện trên là dấu hiệu của sự chậm phát triển vận động ở trẻ 8 tháng tuổi. Nếu bé 8 tháng tuổi chưa biết ngồi mà có kèm theo các biểu hiện trên thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất hoặc trung tâm phục hồi chức năng được nhà nước cấp phép để trẻ được đánh giá và can thiệp kịp thới nhất.
Nói tóm lại, việc bé 8, 9 tháng chưa biết ngồi có sao không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy thuộc vào khả năng phát triển của từng trẻ mà các trẻ sẽ có thời gian tập ngồi khác nhau nên cha mẹ không phải lo lắng quá về vấn đề này nhé!
Bài viết các bạn nên đọc: [Giải Đáp] Trẻ 6 Tháng, 7 Tháng Chưa Biết Ngồi Có Sao Không?
Cha mẹ nên làm gì để giúp cho trẻ tập ngồi
Bỏ qua việc trẻ 9 tháng tuổi chưa biết ngồi có sao không mà trong thời gian này trẻ rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ để bé có thể nhanh biết ngồi. Sau đây là một số cách mà mẹ có thể giúp bé 9 tháng chưa biết ngồi:
- Cho bé tập nhiều lần có thể giúp trẻ có thể ngồi nhanh chóng. Tuy nhiên chỉ hỗ trợ khi trẻ thật sự cần, cha mẹ nên tạo cho bé không gian riêng để bé tự do khám phá những chuyển động của cơ thể.
- Mẹ nên cho bé nằm sấp và chơi trên sàn từ 2 đến 3 lần trong một ngày. Hơn nữa, mẹ có thể đặt xung quanh trẻ những món đồ chơi mà trẻ thích rồi khuyến khích trẻ ngồi dậy với lấy chúng.
- Mẹ có thể tập cho trẻ bằng cách cho trẻ ngồi lên bụng mình sau đó cầm tay con thật chắc chắn và từ từ hạ chân xuống sao cho không để con dựa vào và học cách tự ngồi. Mẹ nên thực hiện bài tập này cho trẻ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút. Cứ duy trì như vậy cho đến khi trẻ có thể tự ngồi vững thì thôi.
Một số lưu ý khi bé 8 tháng chưa biết ngồi
Cha mẹ chỉ nên cho trẻ tập ngồi khi trẻ đã đủ cứng cáp, không còn tình trạng trẻ bị yếu cổ, có thể kiểm soát được đầu và cổ của mình. Không nên cho trẻ tập ngồi khi hệ xương của trẻ chưa thật sự phát triển cứng cáp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xương của trẻ trong những giai đoạn phát triển sau này. Dưới đây là một số lưu ý mà cha mẹ nên biết:
- Khi trẻ chưa biết ngồi thì cha mẹ nên cho trẻ tập ngồi trong lòng của mẹ để con có thể tựa vào. Hoặc mẹ có thể đặt bé ở một góc phòng, đặt thêm đệm ở phía sau lưng trẻ và che chắn bằng gối và đệm xung quanh để tránh trẻ sẽ bị đau khi ngã. Mẹ nên chọn cho bé không gian ngồi thật thoải mái và hạn chế nguy cơ tai nạn có thể xảy ra với trẻ khi tập.
- Khi trẻ đang tập ngồi nhưng hay bị ngã thì cha mẹ hãy cổ vũ để con có thể tự ngồi thẳng được, cơ bắp của trẻ được củng cố tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể tự ngồi được 30 giây thì hãy giúp bé mẹ nhé.
- Mỗi ngày mẹ không nên bắt trẻ tập luyện quá lâu sẽ khiến cho trẻ sợ hãi và không muốn ngồi. Mỗi lần tập chỉ nên tập cho trẻ từ 10 đến 15 phút, tập cho trẻ từ 2 đến 3 lần trong ngày. Khi con đang tập, cha mẹ nên ngồi cạnh cổ vũ giúp con có thể tập ngồi nhanh hơn.
- Đảm bảo rằng không gian xung quanh an toàn tuyệt đối để trẻ có thể tập ngồi. Cha mẹ cũng nên ở cạnh trẻ khi trẻ tập để có thể đảm bảo an toàn cho trẻ một cách tuyệt đối nhất.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cho các bạn về nguyên nhân, cách khắc phục và những lưu ý cần thiết đối với bé 8 tháng chưa thể ngồi. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận ở phía dưới bài viết. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.