Bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ là dấu hiệu đáng lo ngại. Trẻ lâu cứng cổ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về cơ và xương khớp. Cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin xoay quanh vấn đề bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ.
Bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ có sao không?
Bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ là một dấu hiệu đáng lo. Tỷ lệ trẻ 6 tháng tuổi chưa cứng cổ là rất thấp. Chính vì vậy, nếu trẻ 6 tháng tuổi chưa thực sự cứng cáp, mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và tiến hành vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh.
Một trường hợp khác, cứng cổ thường xảy ra ở trẻ sinh non vì trẻ thường phát triển chậm hơn so với độ tuổi. Ngoài ra, quá trình cứng cổ ở trẻ bị yếu cổ ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố thời tiết, cách mặc quần áo bị sai. Giải pháp tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ tới các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
Ngoài ra, nếu bé 6 tháng tuổi nhưng vẫn còn những dấu hiệu dưới đây thì được coi như bé không đạt được những mốc phát triển theo đúng tháng:
- Trẻ còn tồn tại phản xạ cổ tonic, trẻ không chịu ngóc đầu.
- Trẻ không thể tự lật người sang hai bên.
- Dù có sự trợ giúp của người khác, trẻ vẫn không thể ngồi.
- Trẻ trong khi vươn người chỉ vươn được một tay, tay kia nắm chặt.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ Mấy Tháng Tuổi Thì Đủ Cứng Cổ Để Có Thể Ngóc Đầu?
Sự phát triển vùng cổ trẻ 6 tháng tuổi
Khi ở giai đoạn 1 và 2, bé 3 tháng chưa ngóc đầu không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ 6 tháng tuổi rơi vào giai đoạn 3, giai đoạn phát triển vượt bậc ở trẻ. Tại giai đoạn này, cổ trẻ đã hoàn thiện và khá cứng. Trẻ có thể thực hiện các động tác thô cơ bản như ngồi dậy, trườn bò một cách tự nhiên và thoải mái. Cha mẹ tránh bế con quá nhiều khiến trẻ phụ thuộc. Hãy tạo không gian và điều kiện để con vận động nhiều hơn, giúp con phát triển đúng độ tuổi.
Mẹ cần làm gì khi bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ?
Bé 6 tháng chưa cứng cổ, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để kiểm tra. Mẹ nên theo dõi các hoạt động của con tại nhà và kết hợp một số bài tập đơn giản như sau:
- Tập cho bé nằm sấp: Động tác này có thể thực hiện khi bé được khoảng 2 tháng tuổi, bố mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp trên người mình. Một lựa chọn khác là để bé nằm sấp trực tiếp trên giường trong vòng 30 giây. Động tác này hỗ trợ phát triển cơ lưng, xương sống và vùng xương cổ.
- Tập cho bé lăn tròn: Động tác lăn tròn cần thực hiện ở trên giường. Bạn hãy đặt bé giữa giường, nhẹ nhàng lăn tròn bé trong vòng 30 giây sau đó lăn theo chiều ngược lại. Động tác này hỗ trợ rất tốt cho vùng cổ của trẻ, kiểm soát tốt tư thế nằm, cải thiện vận động não và xác định phương hướng ở trẻ.
- Cho bé nghe nhạc: Mẹ hãy tiến hành bế trẻ trên vai, mở nhạc và mẹ hãy nhún nhảy theo giai điệu. Khi ở tư thế này, cổ bé sẽ được thăng bằng, mẹ và bé có khoảng thời gian ở cạnh nhau vui vẻ hơn.
- Bài tập lái máy bay: Bài tập này không chỉ giúp bé cứng cổ mà còn hỗ trợ mẹ cải thiện vóc dáng sau sinh.
Một số bài tập buổi sáng như tập xe đạp, kéo co cũng hỗ trợ cải thiện chức năng xương cổ ở trẻ rất tốt. Mẹ hãy tham khảo và thường xuyên cùng trẻ vận động để trẻ nhanh chóng cứng cổ.
Bên cạnh những bài tập, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay khi thấy trẻ 4 tháng chưa ngóc được đầu. Cần bổ sung cho trẻ các thực phẩm chức lysine, vi khoáng chất và vitamin cần thiết cho trẻ. Cải thiện chế độ ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phát triển một cách toàn diện về xương và các cơ ở cổ.
Bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ là dấu hiệu đáng lo và cần đưa trẻ tới gặp các bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá. Ngoài ra, mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và kết hợp các bài tập vận động đơn giản, nhẹ nhàng giúp trẻ phát triển vận động ở vùng cổ theo đúng lứa tuổi.