Bé 5 hoặc 6 tháng chưa biết lật là dấu hiệu đáng lo ngại và cần tới bệnh viện để tiến hành kiểm tra. Trẻ chậm lẫy cần tới trung tâm phục hồi chức năng để can thiệp. Bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích xoay quanh việc bé 6 tháng chưa biết lật.
Bé 5 hoặc 6 tháng chưa biết lật có sao không?
Bé 5 hoặc 6 tháng chưa biết lật và tỏ ra không hứng thú với mọi việc xung quanh là dấu hiệu đáng lo ngại. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân trẻ không biết lật. Dù thời gian lật lẫy ở các bé là khác nhau nhưng đến 6 tháng tuổi trẻ vẫn không có dấu hiệu hứng thú cử động là dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển ở trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cần để ý đến cử động của con như khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ có tự chống lên bằng hai tay hoặc nâng đầu trong vòng vài phút hay không. Nếu trẻ không có khả năng cử động như trên, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện kiểm tra.
>>>Xem thêm: Trẻ Thường Biết Lật Vào Khi Nào? Tháng Bé Bắt Đầu Lật Lẫy
Bé 5 hoặc 6 tháng chưa biết lật có cần can thiệp?
Bé 5 hoặc 6 tháng có cần can thiệp nếu đó là yêu cầu từ bác sĩ. Cách tốt nhất, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám. Bác sĩ sẽ cân nhắc về tiền sử khoa sản của bé như bé đẻ thường hay sinh mổ, cân nặng lúc sinh của trẻ, chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ,… để quyết định biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
Cha mẹ không nên chủ quan nghĩ rằng để bé lớn thêm chút nữa bé sẽ tự biết lật vì rất có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân là do theo mốc phát triển, trẻ 4 tháng đã có khả năng lật. Khi trẻ 5 đến 6 tháng vẫn chưa có dấu hiệu lật hoặc hứng thú cử động, cần nhanh chóng đi kiểm tra và được can thiệp tại các trung tâm phục hồi chức năng.
Tuy nhiên, với trường hợp trẻ sinh non thì khả năng phát triển của bé sẽ chậm hơn so với lứa tuổi và cần được kiểm tra bởi bác sĩ có chuyên môn.
>>>Thông tin hữu ích: Trẻ Sinh Non Mấy Tháng Biết Lật? Khi Nào Cần Can Thiệp?
Cách khích lệ bé 5 hoặc 6 tháng lẫy tại nhà
Có rất nhiều cách để khích lệ bé 5 đến 6 tháng tuổi lẫy tại nhà. Tuy nhiên, cách tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới các đơn vị phục hồi chức năng để bé được thiết kế liệu trình tập luyện phù hợp, khoa học và bài bản giúp đạt kết quả tốt. Sau đây là một số phương pháp khích lệ bé lẫy tại nhà mẹ có thể tham khảo.
1. Tận dụng sức hút của đồ chơi
Một cách hiệu quả để khuyến khích bé lật lẫy chính là tận dụng sức hút từ đồ chơi. Mẹ hãy đặt một vài món đồ bé yêu thích ở ngoài tầm với. Khi đó, bé sẽ được kích thích, tìm cách di chuyển tới những món đồ đó và tiến hành lật lẫy một cách tự nhiên nhất.
Ngoài ra, mẹ có thể thử hỗ trợ bé lật bằng cách lắc lư món đồ chơi bên cạnh người con. Khi đó, trí tò mò của trẻ được kích thích và bé sẽ lật người để khám phá.
2. Khích lệ trẻ tập lẫy
Mẹ hãy nằm nghiêng về phía bé và khích lệ bé lật người gần về phía mẹ hơn. Khi bé có dấu hiệu cử động hoặc xu hướng muốn tiến gần hơn tới mẹ, mẹ hãy động viên trẻ bằng vẻ mặt hào hứng và khuôn mặt hạnh phúc. Hãy thể hiện cho trẻ biết rằng con đang làm rất tốt và mẹ ghi nhận điều này ở con.
3. Trực tiếp hỗ trợ trẻ lật người
- Hỗ trợ trẻ lật người ở tư thế nằm ngửa: Mẹ hãy đặt bé nằm ngửa sau đó luồn tay xuống phía dưới lưng bé và đỡ để khuyến khích bé lật người. Nếu bé lật người và không may trực tiếp đè lên tay mình và khóc, mẹ hãy hỗ trợ bé lấy tay ra và tập cho trẻ lật người đi kèm rút tay.
- Hỗ trợ trẻ lật người ở tư thế nằm nghiêng: Mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng sau đó đỡ lưng trẻ. Hãy giúp trẻ lật người qua bên trái hoặc bên phải. Cùng với đó, kết hợp gọi bé để trẻ có được phản xạ về âm thanh.
Bé 5 tháng chưa biết lật là tình trạng tương đối đáng lo ngại. Cách tốt nhất mẹ nên đưa bé tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra, đánh giá. Hy vọng mẹ đã có được những thông tin hữu ích từ bài viết trên. Chúc cho bé nhanh biết lật và phát triển một cách toàn diện.