Bé 2 tuổi không biết nhai có thể do quá trình ăn nhuyễn, lỏng quá lâu, trẻ gặp phải các vấn đề bệnh lý, trẻ không tập trung, trẻ trong giai đoạn mọc răng… Để hiểu rõ hơn về những vấn đề đang tác động đến việc trẻ không biết nhai cũng như cách xử lý thì bố mẹ hãy cùng theo dõi những nội dung trong bài viết hôm nay nhé.
Nguyên nhân bé 2 tuổi không biết nhai
Nhai thức ăn là một quá trình bé dùng răng hoặc lợi để nghiền nhỏ thức ăn cho tới khi thức ăn được làm mềm và ấm hơn trước khi nuốt xuống. Điều này giúp bé hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt hơn mà không gây hại cho bao tử.Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều bé 2, 3 tuổi không biết nhai, bé 4 tuổi không biết nhai, thậm chí có những trẻ đến 6 tuổi vẫn nuốt chửng mà không nhai thức ăn. Vậy nguyên nhân của việc trẻ không biết nhai là do đâu?
Đây là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh đang chăm con nhỏ lo lắng và mong muốn tìm được câu trả lời để giáp đáp cho những thắc mắc này. Và theo tìm hiểu cũng như tham khảo các ý kiến nhận định từ các chuyên gia chúng tôi được biết hiện nguyên nhân khiến bé 2 tuổi không biết nhai là do các vấn đề sau:
Trẻ được ăn dặm muộn |
|
Trẻ ăn loãng và đồ mềm quá lâu |
|
Thực món ăn không hấp dẫn |
|
Trẻ gặp vấn đề bệnh lý |
|
Vấn đề răng miệng của trẻ |
|
Trẻ không tập trung ăn |
|
Ngoài ra, trẻ 2 đến 3 tuổi không biết nhai bởi vì quá trình cho trẻ ăn bố mẹ, người cho trẻ ăn không hướng dẫn trẻ cách nhai hoặc cho trẻ ăn miếng quá lớn khiến trẻ không còn đủ không gian để thực hiện việc nhai và nghiền nát thức ăn, từ đó gây ra chứng khó nuốt ở trẻ.
Trẻ 2 tuổi không biết nhai có nên để trẻ tự tập nhai
Bé không biết nhai ở mốc 2 tuổi hay 3 tuổi là điều không hề tốt cho sự phát triển của trẻ đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều tới hệ tiêu hoá của trẻ. Và nếu tình trạng này để quá lâu mà không có cách xử lý thì trẻ sẽ quên dần hẳn việc nhai và thường gặp phải rất nhiều các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá. Trong khi đó việc để tự bé tập nhai thức ăn chắc hẳn sẽ rất khó bởi vì trẻ đã quen với việc ăn mà không cần nhai.
Do đó, nếu bố mẹ muốn để trẻ tự tập nhai thì trước hết trẻ phải được chuẩn bị sẵn tâm lý và tập dần với việc làm quen với các món ăn thô, đặc theo cấp độ từ loãng, mềm, đặc và được rèn luyện dần dần.Đặc biệt quá trình luyện tập cần phải có người lớn giám sát chứ không nên để trẻ tự tập bởi quá trình ăn trẻ có thể gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn nếu không kịp xử lý có thể sẽ gây nguy hại tới trẻ.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi không biết nhai
Trẻ không biết nhai ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hoá của trẻ và kéo theo nhiều hệ luỵ khác như trẻ biếng ăn, trẻ còi xương, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ em chậm nói … Do đó khi thấy trẻ không biết nhai hoặc không sử dụng hoạt động nhai, nghiền nát thức ăn trước khi nuốt thì bố mẹ cần phải làm ngay những việc sau:
- Kiểm tra vấn đề răng miệng của trẻ
Nếu trẻ không biết nhai hoặc không muốn nhai do bị ảnh hưởng bởi răng miệng thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng bởi vấn đề này sẽ được cải thiện khi răng của trẻ hết đau. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần kiểm tra kỹ xem trẻ đau răng do trong quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ hay sâu răng, mọc răng khôn… để có cách xử lý tốt nhất.
- Luyện tập phản xạ nhai cho trẻ
Phản xạ nhai của trẻ có thể bị mất đi do trẻ không được làm quen thường xuyên hoặc không có cơ hội để học nhai ngay từ khi được làm quen với thức ăn.
Chính vì vậy, việc tập phản xạ nhai cho trẻ ngay từ khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm là một trong những việc làm mà bố mẹ nên chú ý để tập cho con cách nghiền nát và nhai thức ăn. Bên cạnh đó việc luyện tập phản xạ nhai cho trẻ còn giúp cho trẻ phát triển cơ hàm và kích trẻ học nói nhanh hơn.
- Tập cho trẻ thói quen ăn tập chung
Một trong những nguyên do khiến trẻ ăn không chịu nhai chính là làm quá nhiều việc cùng một lúc trong khi ăn. Trong đó trẻ có thể quá chú tâm vào một bộ phim hoạt hình, những chương trình ca nhạc, những món đồ chơi… trong khi đó bố mẹ vẫn liên tục đưa đồ ăn vào miệng khiến trẻ theo phản xạ là nuốt luôn mà bỏ qua thao tác nhai.
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho trẻ thói quen ăn tập chung sẽ giúp trẻ quan tâm nhiều hơn tới bữa ăn cũng như biết cách để ăn đúng như: nhai nghiền thức ăn, ăn chậm để thưởng thức hương vị. Đồng thời khi trẻ ăn tập chung hệ tiêu hoá của trẻ cũng sẽ được đảm bảo và tiêu hoá tốt hơn. Nên tập nhai cho bé 6 tháng trong thời kỳ bắt đầu ăn dặm.
- Tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ
Trẻ thường thích những món ăn hợp với khẩu vị của trẻ và thường những món ăn đó trẻ sẽ được có hứng thú ăn và việc rèn trẻ nhai sẽ dễ dàng hơn.
Bởi vì khi đứa trẻ được đáp ứng và tôn trọng sở thích ăn uống sẽ giúp chúng cảm thấy vui hơn, ăn ngon hơn và trẻ cũng sẽ tự biết cách để thưởng thức món ăn ngon hơn.
Trong đó quan trọng hơn là bố mẹ có thể dễ dàng tiếp cận để hướng dẫn trẻ tập nhai trong một tâm thế thoải mái , không bị ép buộc nên hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.
Tôn trọng sở thích của trẻ để kích thích sự hứng thú
- Giữ tinh thần thoải mái và kiên nhẫn
Tâm lý của hầu hết các bậc phụ huynh khi nhìn thấy con ăn mà không chịu nhai rất dễ nóng giận và cáu gắt con vì lo lắng vấn đề tiêu hoá của con bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đó lại là một thái độ không hề được đánh giá cao vì điều đó khiến trẻ sợ hãi và càng làm trái ý của bố mẹ khi tiếp tục ăn và nuốt chửng. Do đó, với những trường hợp trẻ không biết nhai bố mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái và kiên nhẫn đề phân tích và hướng dẫn cho con hiểu lý do nên nhai thức ăn. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn cũng như không có xu thế chống đối khi bị bố mẹ yêu cầu nên nhai khi ăn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những lý do khiến trẻ 2 tuổi không biết nhai. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc tìm hiểu lý do trẻ không biết nhai và hướng xử lý. Nếu bố mẹ vẫn lo lắng hãy đưa trẻ tới gặp các chuyên gia y tế để được kiểm tra và hỗ trợ nhanh nhất nhé.