Bé 10 tháng chưa biết ngồi nói riêng hay tình trạng trẻ chậm ngồi nói chung khiến cho cha mẹ lo lắng về việc trẻ bị chậm vận động. Vậy tình trạng này ở trẻ có thật sự đáng lo như những gì cha mẹ đang nghĩ hay không ? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Bé 10 tháng chưa biết ngồi có đáng lo ?
Tình trạng bé 10 tháng chưa biết ngồi là chậm phát triển vận động so với mốc phát triển của lứa tuổi. Cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất hoặc trung tâm phục hồi chức năng được cấp phép để có thể biết được chính xác tình hình và cân nhắc về việc cho trẻ tham gia vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh để cải thiện tình hình.
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bé 10 tháng chưa biết tự ngồi có thể kể đến như: trẻ bị yếu cơ, sinh non, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu canxi,… Cha mẹ cũng nên cho trẻ tầm soát một số bệnh lý liên quan đến cơ, xương có thể gây ra tình trạng này ở trẻ.
Ngoài ra, việc bị trẻ phát triển chậm so với các mốc vận động trước đó cũng gây ra tình trạng bé 10 tháng chưa biết ngồi ví dụ như việc trẻ chậm lẫy cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian mà trẻ có thể ngồi. Vậy nên cha mẹ hãy để ý những bất thường của trẻ để sớm khắc phục cho trẻ nhé !
Bài viết liên quan nên tham khảo: [Giải Đáp] Trẻ 6 Tháng, 7 Tháng Chưa Biết Ngồi Có Sao Không?
Sự phát triển vận động ở trẻ 10 tháng tuổi
Để có thể biết được trẻ 10 tháng tuổi chưa biết ngồi có phải là chậm phát triển vận động hay không thì cha mẹ nên tìm hiểu về sự phát triển vận động của trẻ 10 tháng tuổi. Từ sự phát triển đó, cha mẹ có thể sớm phát hiện ra những điều bất thường trong sự phát triển của trẻ để có thể can thiệp kịp thời.
Bé 10 tháng tuổi rất thích tự do khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của các bé. Vào giai đoạn phát triển này, trẻ sẽ phát triển một số những vận động thô như:
- Trẻ có thể duỗi thẳng chân và tay khi bò.
- Trẻ có thể chống tay một cách vững chắc.
- Trẻ bắt đầu biết bám và men theo tường, lan can để tập đi.
- Trẻ có thể di chuyển theo các tư thế nằm, ngồi, đứng theo ý muốn của trẻ.
- Trẻ có thể tự nhặt đồ vật bị rơi nếu có vật chắc chắn để vịn.
Ngoài khả năng phát triển về vận động thô thì bé 10 tháng tuổi còn phát triển khả năng phối hợp. Đó chính là sự phát triển của vận động tĩnh ở trẻ 10 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ có những thay đổi về phát triển vận động tĩnh như sau:
- Sử dụng thành thạo ngón cái và ngón trỏ.
- Có thể cầm được 2 vật nhỏ trên cùng một bàn tay. Bé còn biết dùng một lúc cả hai tay.
- Trẻ có thể tự cầm đồ vật nhỏ từ trong giỏ đồ chơi ra ngoài.
- Biết nhìn theo những đồ vật bị rơi.
- Trẻ đã bắt đầu biết tìm những đồ vật mà người lớn giấu đi ở một nơi nhất định.
- Trẻ đã biết phối hợp với cha mẹ trong các sinh hoạt hàng ngày của trẻ như uống nước, mặc quần áo,…
- Thích khám phá những điều mới lạ và tỏ ra nhàm chán với những việc làm quen thuộc hàng ngày.
- Bé có thể bắt chước những hành động đơn giản của người lớn một cách chính xác nhất.
- Khả năng thích ứng của trẻ với môi trường xung quanh cũng cao hơn.
- Trẻ đã biết nhận biết các bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ thích những món đồ chơi có tiếng động như chuông quả lắc, lục lạc,…
Lưu ý cho cha mẹ để chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi phát triển toàn diện
Muốn cho bé 10 tháng tuổi chưa biết ngồi được phát triển một cách toàn diện thì cha mẹ cần phải có những kiến thức nhất định về việc chăm sóc trẻ. Dưới đây một số những lưu ý mà cha mẹ có thể tham khảo:
- Cha mẹ nên dành nhiều tình thương cho trẻ, thường xuyên thể hiện những hành động yêu thương như ôm, hôn và quan tâm trẻ để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc bên trong của trẻ.
- Gia đình nên nói chuyện và giao tiếp nhiều với trẻ trong khoảng thời gian này giúp trẻ có thể nhanh học nói nhanh hơn.
- Cha mẹ cũng nên dành thời gian để đọc sách cho trẻ giúp kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò của trẻ.
- Cha mẹ nên cho trẻ nghe nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển giúp cho nâng cao IQ của trẻ. Ngoài tác dụng nâng cao IQ ở trẻ thì dòng nhạc này còn có thể giúp trẻ thư giãn tốt. Tuy nhiên, nếu trẻ tỏ ra không thích thì cha mẹ cũng không nên áp đặt và ép buộc trẻ.
- Cha mẹ có thể tự tạo ra các trò chơi trí tuệ tại nhà cho trẻ nhằm kích thích sự tò mò, ham học, tìm hiểu và phát triển trí não của trẻ.
- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi đùa cùng trẻ bằng những trò chơi vận động, giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt thể chất.
- Để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, ipad,.. vì những thứ này làm ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Các thiết bị điện tử cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều những vấn đề ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ vẫn nên dành thời gian cho trẻ thay vì dỗ trẻ bằng các thiết bị điện tử.
Bài viết liên quan cần tham khảo: Trẻ 8 Tháng, 9 Tháng Chưa Biết Ngồi Có Sao Không? Vì sao?
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về việc bé 10 tháng chưa biết ngồi mà chúng tôi muốn mang đến cho các bạn. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, các bạn hãy để lại bình luận ở phần bình luận dưới bài viết. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn một cách chính xác và nhanh chóng nhất.