Vẹo cột sống ở trẻ nếu không được can thiệp sớm sẽ khiến trẻ phải sở hữu một cột sống lưng không đẹp và ảnh hưởng rất nhiều tới việc vận động và sinh hoạt của trẻ. Thấu hiểu được điều đó nên bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bố mẹ có thể hỗ trợ con tập các bài vật lý trị liệu vẹo cột sống ở trẻ tại nhà để giúp con cải thiện.
Top 5 bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống ở trẻ tại nhà không nên bỏ lỡ
Cũng như hầu hết các vấn đề ở trẻ liên quan mật thiết tới việc cản trở quá trình vận động vốn có của trẻ đều sẽ được các chuyên gia khuyên nên áp dụng những bài tập vật lý trị liệu cho bé trong đó có chứng vẹo cột sống ở trẻ. Và dưới đây là những bài tập vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cột sống được áp dụng phổ biến mà các bậc phụ huynh nên áp dụng.
1. Bài tập số 1: Kéo dãn cơ bên lõm của đường cong bằng tư thế nằm sấp
Mục tiêu: Hỗ trợ kéo giãn các nhóm cơ phía lõm của đường cong ở khu vực thắt lưng
Tư thế tập: Nằm sấp
Thao tác thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị vị trí tập luyện cho trẻ ở khu vực thông thoáng và thoải mái nhất
- Bước 2: Đặt trẻ nằm sấp trên thảm hoặc giường không quá cứng hoặc mềm
- Bước 3: Bố mẹ hướng dẫn trẻ bám tay vào mép giường ở phía bên vai gặp tình trạng lõm và thường thấp hơn của trẻ. Sau đó bố hoặc mẹ dùng tay nâng hai chân và hông của trẻ đưa sang phía đối diện với bên lõm của cột sống thắt lưng. Thực hiện động tác lặp đi lặp lại 10 lần.
- Bước 4: Bố mẹ tiếp tục hướng dẫn trẻ bám tay vào thành giường, hạ vai thấp sau đó nâng người lên, tay còn lại thì kéo người về phía chân. Sau đó giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây và thực hiện lặp đi lặp lại trong 10 lần
Lưu ý: Do trẻ vẫn còn nhỏ nên bố mẹ nên theo sát và đồng hành cùng với trẻ trong lúc tập để hướng dẫn trẻ tập đúng tư thế.
2. Bài tập số 2: Bài tập tăng tầm vận động cho cột sống bằng tư thế ngồi
Mục tiêu của bài tập: Giúp trẻ tăng tầng vận động gập của cột sống lưng và kéo giãn nhóm cơ duỗi ở lưng
Tư thế thực hiện: Tư thế ngồi trên sàn
Thao tác thực hiện:
- Bước 1: Bố mẹ chuẩn bị cho trẻ một vị trí ngồi bằng phẳng trên sàn nhà có thể sử dụng thêm thảm tập giúp trẻ ngồi thoải mái hơn mà không gây ảnh hưởng tới động tác tập
- Bước 2: Bố mẹ hướng dẫn trẻ ngồi duỗi thẳng hai chân và áp sát chân xuống sàn, cùng với đó đưa hai tay lên phía ra phía trước và hơi cúi gập người
- Bước 3: Bố mẹ hướng dẫn trẻ đưa tay chạm vào các ngón chân ở tư thế gập người. Càng gập sâu và chạm được toàn bộ bàn chân càng tốt.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 2 đến 3 giây và thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 10 lần một buổi tập
3. Bài tập số 3: Bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống ở trẻ trong tư thế đứng
Mục tiêu của bài tập: Kéo dãn các cơ bên lõm và tăng cường độ dẻo dai của cột sống
Tư thế tập luyện của trẻ: Đứng thẳng và vươn tay bám xà ngang
Thao tác thực hiện
- Bước 1: Bố mẹ chuẩn bị khu vực tập luyện cho trẻ có thiết bị xà ngang phù hợp với lực vươn tay bám của trẻ
- Bước 2: Bố mẹ hướng dẫn trẻ dùng tay phía bên vai thấp và bám vào xà ngang để kéo người lên, tay còn lại buông thẳng
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế này ít nhất 2 đến 3 giây và thực hiện toàn bộ bài tập 10 lần lặp đi lặp lại cho mỗi buổi tập.
4. Bài tập số 4: Tập cho trẻ luyện thở sâu
Mục tiêu của bài tập: Giúp trẻ tăng cường độ giãn nở của lồng ngực và phát triển hệ hô hấp khỏe mạnh hơn, giảm thiểu các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống.
Tư thế trẻ : Nửa nằm nửa ngồi
Thao tác thực hiện
- Bước 1: Bố mẹ để trẻ ngồi trên giường và kê một chiếc gối có độ dốc vừa phải sau đó để trẻ nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi
- Bước 2: Bố mẹ hướng dẫn trẻ tập hít thở. Trong đó bố mẹ cần hướng dẫn trẻ hít vào bằng mũi thật căng lồng ngực sau đó giữ nguyên khoảng 2 đến 3 giây sau đó thở nhẹ nhàng ra bằng miệng
- Bước 3: Thực hiện lặp đi lặp lại động tác hít thở sâu 10 lần cho mỗi buổi tập
5. Bài tập số 5: Bài tập quỳ bốn điểm
Mục tiêu luyện tập: Kéo giãn cơ bên lõm ở thắt lưng
Tư thế trẻ: Quỳ bò chậm bốn điểm
Thao tác thực hiện:
- Bước 1: Bố mẹ chuẩn bị thảm tập cho trẻ và trải thảm trên sàn nhà
- Bước 2: Bố mẹ hướng dẫn trẻ quỳ bò chạm 4 điểm: hai bàn tay, hai bên đầu gối lên trên mặt thảm
- Bước 3: Bố mẹ hướng dẫn trẻ đưa tay bên phía cột sống vẹo cao lên phía trước đồng thời nâng cao chân cùng bên lên để kéo dãn cơ ở phía bên cột sống vẹo
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây và thực hiện động tác lặp đi lặp lại 10 lần cho mỗi lần tập
Một số lưu ý khi áp dụng các bài tập vật lý trị liệu tại nhà cho trẻ vẹo cột sống
Vật lý trị liệu hỗ trợ cải thiện tật vẹo cột sống của trẻ giúp thúc đẩy nhanh quá trình cải thiện và phục hồi chức năng vận động của trẻ. Tuy nhiên khi áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cột sống bố mẹ nên chú ý những vấn đề sau đây:
- Lựa chọn các bài tập, tư thế tập phù hợp với trẻ
- Nên thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của các chuyên gia
- Trẻ khi tập luyện cần được theo sát bởi bố mẹ hoặc các chuyên viên, người chuyên môn
- Thực hiện luyện tập tăng theo cấp độ theo tháp phát triển từ thấp đến cao
- Nên rèn cho trẻ tập luyện đều đặn, kiên trì theo từng ngày và không nên dừng đột ngột hay bỏ dở quá lâu
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ
Tóm lại, việc kiên trì rèn luyện cùng với việc được can thiệp và hỗ trợ bởi các chuyên gia càng sớm thì trẻ sẽ càng nhận được những kết quả tích cực hơn. Do đó, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra và can thiệp sớm khi thấy con có những dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển.
Trên đây là 5 bài tập vật lý trị liệu vẹo cột sống ở trẻ mà bố mẹ có thể vận dụng để giúp con cải thiện được tình trạng cong vẹo cột sống. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bố mẹ có thêm những thông tin hữu ích và cùng phối hợp đồng hành với con để cải thiện vấn đề này đạt hiệu quả tốt nhất.